Thông tin về vụ án người mẹ tại Quảng Nam nghi sát hại hai để trục lợi bảo hiểm gây xôn xao dư luận, bởi xưa nay chúng ta vẫn nghe câu "hổ dữ không ăn thịt con". Vậy tâm lý học tội phạm của loại tội phạm này thế nào?
Bốn yếu tố lệch chuẩn
Lý giải về tâm lý tội phạm trong trường hợp này, ThS. Luật sư Lê Bảo Ngọc (Tác giả sách về Tâm lý Tội phạm) cho hay, việc mẹ giết con là hành vi đi ngược lại bản năng làm mẹ – vốn được xem là một trong những điều thiêng liêng nhất của con người.
Để lý giải hành vi này, có thể nhìn từ "Lý thuyết Kiểm soát Xã hội" và "Lý thuyết Lựa chọn Hợp lý" trong tội phạm học, kết hợp với phân tích tâm lý học tội phạm nhằm giải mã động cơ, cơ chế tâm lý và hoàn cảnh hình thành hành vi.
Xem thông tin vụ án:
Tô Thị Ty Na (44 tuổi, trú thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ để điều tra về hành vi giết con ruột nhằm trục lợi tiền bảo hiểm.
Lý thuyết này cho rằng, mọi người đều có khả năng phạm tội, nhưng chính mối liên kết xã hội là yếu tố kiểm soát hành vi và khiến con người không thực hiện hành vi lệch chuẩn. Khi các mối liên kết này yếu hoặc đứt gãy, cá nhân dễ bị cuốn vào con đường phạm pháp.
Khác với nhiều lý thuyết khác cố gắng lý giải vì sao con người phạm tội, lý thuyết này đặt ra một câu hỏi ngược lại: "Tại sao con người không phạm tội?". Theo Hirschi, hành vi phạm pháp không phải là điều bất thường mà là phản ứng tự nhiên nếu con người không bị ràng buộc bởi các yếu tố kiểm soát xã hội.
Ông cho rằng, mức độ gắn bó của cá nhân với xã hội – thông qua các mối quan hệ gia đình, trường học, công việc, và những giá trị đạo đức – chính là yếu tố quyết định khả năng phạm tội. Lý thuyết này dựa trên bốn yếu tố cốt lõi: gắn bó (attachment), cam kết (commitment), tham gia (involvement), và niềm tin (belief).
Khi các yếu tố này suy yếu – ví dụ như thiếu sự quan tâm từ gia đình, mất niềm tin vào luật pháp hay cảm giác bị tách rời khỏi cộng đồng, cá nhân sẽ có xu hướng thực hiện hành vi tội phạm.
Tô Thị Ty Na thường khoe cuộc sống "sang chảnh" lên mạng xã hội.
Trong vụ án nghi phạm Ty Na giết con ruột để trục lợi bảo hiểm, có thể thấy 4 yếu tố: Đầu tiên là Gắn bó. Trong vụ án, người mẹ thường xuyên vắng nhà, chỉ mải ăn chơi, không quan tâm đến con, giao con cho họ hàng nuôi dưỡng. Vì vậy, tuy có công sinh thành nhưng người mẹ này thiếu gắn bó cảm xúc với con cái.
Tiếp đến là Cam kết, trong vụ án nàyngười mẹ không đầu tư nghiêm túc vào vai trò làm mẹ, không đầu tư chăm sóc các giá trị gia đình. Sau khi chồng mất, thay vì tập trung nuôi các con, bà ta lại đam mê cờ bạc, phá tán tài sản.
Yếu tố tiếp theo làTham gia. Người mẹ thường xuyên tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp hoặc vô trách nhiệm như: cờ bạc, ăn chơi, bỏ bê con cái. Việc này khiến bà ta xa rời các hoạt động lành mạnh như nuôi dạy con hoặc làm việc, từ đó tạo điều kiện cho tư duy lệch chuẩn hình thành.
Cuối cùng là Niềm tin: Người mẹ này nghiện cờ bạc và bỏ bê con cái. Điều này cho thấy sự thiếu ràng buộc đạo đức, coi thường pháp luật, vô trách nhiệm, ích kỷ, thích hưởng lạc.
Bên cạnh đó, nghi phạm ở riêng nên không bị xã hội xung quanh (họ hàng, hàng xóm) giám sát hành động nên có thể dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội mà không bị ngăn cản.
Lý giải về tâm lý củatội phạm
Ths. Ngọc cho biết thêm, thứ nhất, nghi phạm trong vụ án mải mê cờ bạc, bỏ bê con cái, thậm chí để họ hàng nuôi hộ nên không hình thành mối liên hệ sâu sắc.
Theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ được ở với cha mẹ và do cha mẹ tự tay nuôi dạy sẽ được yêu thương và ít bị bạo hành hơn, bởi đã thiết lập được mối liên kết tình cảm chặt chẽ. Đồng thời, bản năng làm cha mẹ đã phát triển một cách tự nhiên nên sự đồng cảm, gắn bó và bảo vệ của cha mẹ với đứa con gần gũi với mình cũng cao hơn.
Còn đối với những trẻ em bị tách khỏi cha mẹ từ sớm trong thời gian dài, mối liên kết cảm xúc trở nên nhỏ nhoi. Mà một khi nền tảng cảm xúc mẫu tử, phụ tử không vững chắc thì phụ huynh và con cái như những người xa lạ, không có kết nối tình cảm sâu đậm.
Các đối tượng các đối tượng phạm tội dạng này thường có hệ thống giá trị lệch lạc nghiêm trọng, sẵn sàng hy sinh người thân để mưu cầu vật chất.
Vì vậy, dù là mẹ nhưng thực ra nghi phạm không có nhiều cảm xúc yêu thương và tình mẫu tử với con mình. Do đó bà ta có thể nhẫn tâm sát hại những đứa trẻ.
Thứ hai, người mẹ lên kế hoạch kỹ lưỡng, giả hiện trường, dàn dựng tai nạn,… điều đó cho thấy bà ta đã xây dựng một "kịch bản phạm tội" hoàn chỉnh trong đầu.
Người mẹ mua bảo hiểm cho con, đóng tiền hợp đồng một thời gian dài rồi sau đó mới ra tay, điều này cho thấy sự tính toán lạnh lùng và có kế hoạch. Đó không còn là hành vi trong phút bốc đồng mà là sự cố ý có chủ đích.
Bên cạnh đó, nghi phạm có biểu hiện "phi nhân hóa" (dehumanization) những đứa con của mình. Theo đó, bà ta không coi những đứa trẻ là con người độc lập, mà coi con cái như tài sản cá nhân. Vì là "tài sản" nên bà ta có toàn quyền quyết định và sử dụng như công cụ.
Đứa con không còn là một con người mà là "vật thế chấp" để đổi lấy tiền. Đây là kiểu phụ huynh có nhận thức méo mó, vô cùng đáng sợ. Nhờ sự phi nhân hóa mà đối tượng có thể ra tay tàn nhẫn với con mình mà không bị dằn vặt về đạo đức.
Tiếp theo, sự đồng cảm của nghi phạm cực kỳ thấp, đi kèm với sự ích kỷ tột bậc. Điều này dẫn đến chỉ tập trung vào nhu cầu của bản thân, đối xử lạnh lùng và thờ ơ, coi thường quyền lợi và tính mạng người khác, sẵn sàng hy sinh người thân để mưu cầu vật chất – kể cả khi đó là con ruột của mình.
Nghi phạm sát hại con để trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam có thể đối diện nhiều tội danhBắt người mẹ sát hại con ruột để trục lợi tiền bảo hiểm ở Quảng Nam
Cuối cùng, không thể không kể đến yếu tố then chốt là lòng tham. Đối tượng muốn có một số tiền lớn thật nhanh chóng, dễ dàng, không phải lao động vất vả. Đặc điểm tình cảm của tội phạm có mục tiêu là vật chất như Ty Na đặc trưng bởi việc coi trọng tiền bạc, vật chất hơn con người.
Họ sẽ muốn có tiền bạc, tài sản càng nhanh, càng nhiều càng tốt, thỏa mãn và vui sướng hưởng thụ sau khi phạm tội thành công, trong khi thiếu sự cảm thông và lòng trắc ẩn đối với nạn nhân.
Vậy nên họ thường phạm tội nhiều lần với mức độ nghiêm trọng tăng dần, thường khởi đầu từ thói ăn cắp vặt. Xu hướng tính cách của loại tội phạm này là ích kỷ, đề cao chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa khoái lạc.
Khi bản thân người phạm tội đã có tâm lý méo mó, nhận thức lệch lạc, các yếu tố Kiếm soát Xã hội suy yếu, ham muốn thực hiện hành vi phạm tội sẽ trở nên mạnh mẽ. Đây là thời điểm Ty Na sẽ cân nhắc và tính toán trước khi hành động. Lúc này ta có thể giải thích sự hình thành hành vi thông qua "Lý thuyết Lựa chọn Hợp lý" của Tội phạm học.
Lý thuyết này lý giải hành vi phạm tội là kết quả của quá trình ra quyết định có ý thức, dựa trên sự cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích. Tội phạm là kết quả của một quyết định có tính toán, người phạm tội sẽ cân nhắc lợi ích và chi phí trước khi hành động, và sẽ phạm tội nếu cảm thấy lợi ích tiềm năng cao hơn rủi ro bị bắt hoặc hình phạt.
Theo thông tin ban đầu từ báo chí, dù nghiện cờ bạc nhưng người mẹ vẫn "đầu tư" hơn 50 triệu đồng/năm vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho con. Đây là một số tiền lớn so với mức sống thông thường ở Quảng Nam.
Đây không phải là hành vi tự phát mà là một kế hoạch tài chính có chủ đích. Động cơ kiếm tiền từ bảo hiểm là rõ ràng, có tính toán trước. Việc mua bảo hiểm chính là giai đoạn chuẩn bị phạm tội, đặt nền móng cho việc "gặt hái lợi nhuận" từ hành vi giết con sau đó.
ThS. Ngọc cho biết thêm, hiện tượng cha mẹ giết con cái để trục lợi bảo hiểm đã xuất hiện nhiều trên thế giới. Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, loại tội phạm này có khả năng tái phạm rất cao nếu không bị phát hiện và trừng phạt.
Với lối tư duy thực dụng và vô cảm, đối tượng có thể tiếp tục gây án với người thân khác (đứa con khác, cha mẹ, anh chị em,…) nếu thấy có lợi. Tuy không loạn trí nhưng các đối tượng này có hệ thống giá trị lệch lạc nghiêm trọng, sẵn sàng hy sinh người thân để mưu cầu vật chất. Đây là hành vi phạm tội rất lạnh lùng, toan tính, tàn bạo và đáng báo động cao trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Bạn đang đọc bài viết "Vì sao "hổ dữ ăn thịt con"?" tại chuyên mục Pháp Luật.
Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).
Cơ quan Công an tỉnh Nam Định vừa tạm giữ đối tượng Nguyễn Văn San để điều tra, làm rõ hành vi đốt pháo tự chế tại khu vực Cồn Xanh, gây rối trật tự công cộng.
Nhiều người phát hiện chó robot Dog Go2 – Edu của Đại học Duy Tân giới thiệu, trình diễn có ngoại hình giống với chó robot Unitree Go2 được một công ty Trung Quốc sản xuất và bán trên các trang mạng thương mại điện tử.
(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev.
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết đã nhận được cuộc gọi từ các nhà lãnh đạo nước ngoài trong suốt cuối tuần để thảo luận về những thay đổi về thuế quan và tác động của nó đến nền kinh tế và an ninh toàn cầu.