“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

07/04/2025 00:17

Chương trình cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” được xây dựng quy mô, công phu đã khẳng định lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Tối 6/4, Chương trình cầu truyền hình "Bản trường ca hòa bình" kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã chính thức khai mạc cùng lúc tại 3 điểm cầu Hà Nội, Tp.Buôn Ma Thuột và Tp.Hồ Chí Minh.

Chương trình do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thành ủy, UBND Tp.HCM, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đài truyền hình triển khai thực hiện, với sự phối hợp chặt chẽ của Quân khu 5, Quân khu 7 và các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội.

“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 1.

Điểm cầu tỉnh Đắk Lắk được tổ chức tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột.

Đây là một trong những chương trình giao lưu chính luận, nghệ thuật quy mô lớn đầu tiên được tổ chức trong dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chương trình nhằm góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn, thể hiện tình cảm tri ân công lao to lớn của các thế hệ cha anh đã chiến đấu và hy sinh vì non sông hoà bình, đất nước thống nhất. Đồng thời, động viên cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân cả nước phát huy truyền thống, tiếp tục phấn đấu giành nhiều thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chương trình "Bản trường ca hòa bình" được tổ chức tại 3 điểm cầu là Thủ đô Hà Nội (Trường quay Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội); Tp.Hồ Chí Minh (Hội trường Thống Nhất - Di tích lịch sử Dinh Độc Lập) và tỉnh Đắk Lắk (Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột, Tp.Buôn Ma Thuột).

“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 2.

Tại các điểm cầu, có sự tham dự của các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử.

“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 3.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk tham dự chương trình.

Mỗi điểm cầu mang ý nghĩa khác nhau. Trong đó, Hà Nội biểu trưng cho sự chỉ đạo, quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Bác Hồ đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự chi viện của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc. Buôn Ma Thuột biểu trưng cho Chiến thắng Buôn Ma Thuột (ngày 10/3/1975) - mở màn thắng lợi, tạo bước ngoặt lịch sử cho Đại thắng mùa Xuân 1975.

Di tích Lịch sử Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất) là nơi đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (ngày 30/4/1975), là một trong những biểu tượng của chiến thắng, hoà bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 4.

Mẹ Việt Nam Anh hùng đến dự Chương trình "Bản trường ca hòa bình" tại điểm cầu Đắk Lắk.

Chương trình "Bản trường ca hòa bình" được xây dựng quy mô, công phu về nội dung và nghệ thuật, mong muốn tái hiện một cách xúc động và chân thực hành trình 21 năm gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam - cuộc hành trình tựa như một bản trường ca bi tráng và vinh quang mà trong đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 chính là chương đẹp nhất, rực rỡ nhất.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài quân đội, cùng các nghệ sĩ, diễn viên của các đơn vị nghệ thuật lớn trong và ngoài quân đội.

“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 5.

Hàng trăm người dân, du khách đến tham dự chương trình đặc biệt sau 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cùng với đó, chương trình còn mang tới các câu chuyện, hồi ức bi tráng, giàu cảm xúc của các nhân chứng lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 như: Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng; Nhà báo chiến trường Trần Mai Hưởng; Phi công Phi đội Quyết thắng, Anh hùng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Từ Đễ và nhiều cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Nội dung của chương trình khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam - biểu tượng sáng ngời của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế vô tư, trong sáng, cũng chính là chiến thắng của sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 6.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc.

“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 7.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng không khỏi xúc động khi phát biểu tại chương trình.

Điều chưa biết về chiếc xe tăng số hiệu 980 trên Tượng đài chiến thắng Buôn Ma ThuộtĐiều chưa biết về chiếc xe tăng số hiệu 980 trên Tượng đài chiến thắng Buôn Ma ThuộtĐỌC NGAY

Tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk, chương trình đã thu hút hàng trăm người dân, du khách đến tham gia dự.

Có mặt tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn xe tăng 273 (Quân đoàn 3) – người chỉ huy chiếc xe tăng 980 đã đánh vào sư bộ 23 ngụy ở thị xã Buôn Ma Thuột (nay Tp.Buôn Ma Thuột) vào ngày 10 và 11/3/1975, không khỏi xúc động khi nói về kỷ niệm sự hy sinh của đồng đội khi tham gia tại trận đánh giải phóng Buôn Ma Thuột.

Nhân dịp này, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng đã tặng cho tỉnh Đắk Lắk 4 chiếc mũ xe tăng của 4 thành viên cùng tham gia chiến đầu trên chiếc xe tăng 980 ngày ấy.

“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Ảnh 9.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng đã tặng cho tỉnh Đắk Lắk 4 chiếc mũ xe tăng của 4 thành viên cùng tham gia chiến đầu trên chiếc xe tăng 980.

Khánh Ngọc

Bạn đang đọc bài viết "“Bản trường ca Hòa Bình” sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" tại chuyên mục Tin tức - Thời sự. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).