Lo ngại tình hình thời tiết ảnh hưởng đến cà phê
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), sau ba tuần giảm liên tiếp, giá hai mặt hàng cà phê tuần qua ghi nhận mức tăng lần lượt 0,3% với Arabica, lên 5.076,14 USD/tấn và 1,81% với Robusta, len 4.162 USD/tấn. Lo ngại sương giá xảy ra tại Brazil cùng biến động tỷ giá USD/BRL là hai nguyên nhân chính tạo ra những đợt biến động mạnh trên biểu đồ giá cà phê trong tuần qua.
Đáng chú ý ngay phiên đầu tuần, giá hai mặt hàng cà phê tăng mạnh khi Viện Khí tượng Quốc gia Brazil (Inmet) công bố khối không khí lạnh dự kiến sẽ tràn vào các vùng trồng cà phê của Brazil, nhiệt độ sẽ giảm trong khoảng hai ngày (10 - 11/8). Điều này làm dấy lên lo ngại sương giá sẽ xảy ra.
Đặc biệt ở thời điểm hiện nay, sương giá không ảnh hưởng quá lớn lên nguồn cung cà phê vụ 2024-2025 khi nông dân đã thu hoạch khoảng 90% sản lượng dự kiến. Tuy vậy, nguồn cung cà phê những vụ tiếp theo khả năng cao sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do nguy cơ cây cà phê chết lạnh do tác động từ sương giá.
Điều đáng nói trong tuần qua, chênh lệch giữa đồng USD và đồng Real của Brazil đã thu hẹp 3,86%, về mức thấp nhất trong gần một tháng. Chênh lệch tỷ giá làm gia tăng tâm lý hạn chế bán cà phê của nông dân Brazil do thu về ít ngoại tệ hơn, đặc biệt trong bối cảnh triển vọng nguồn cung cà phê tại quốc gia này đã giảm bớt tích cực.
Về tình hình cà phê trên thế giới, tổ chức Cà phê Quốc tế ICO dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ 2023/2024 thấp hơn 5,83% so với vụ trước. Mức tiêu thụ toàn cầu cho niên vụ 2023/2024 đạt 177 triệu bao (bao 60kg), tăng 2,25% so với niên vụ 2022/23.
Theo ICO, có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê Robusta lên tới 35 triệu bao vào năm 2040 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu thụ tăng. Đến năm 2050, có khả năng một nửa diện tích trồng cà phê arabica sẽ không còn thích hợp, gây áp lực lên giá cà phê toàn cầu.
Trước biến đổi của thời tiết và thị trường dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của Brazil xuống còn 65,9 triệu bao loại 60 kg, thấp hơn 1,7% so với dự báo trước đó. Nguyên nhân cắt giảm sản lượng chủ yếu do sự sụt giảm sản lượng Robusta. Sản lượng cà phê Robusta dạng hạt hiện ước tính đạt 21,2 triệu bao, thấp hơn 6,8% so với dự báo trước, theo hãng tư vấn StoneX.
Dự báo ngắn hạn đến cuối tuần, lo ngại sương giá tại Brazil lắng dịu cộng với số liệu xuất khẩu cà phê trong tháng 7 của Việt Nam bất ngờ tăng 9,7% so với tháng trước và cao hơn ước tính 70.000 tấn của Tổng cục Thống kê đã khiến giá sụt sâu và giảm đà tăng cả tuần.
Về tình hình cà phê trong nước, dự báo niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,47 triệu tấn - mức thấp nhất trong 4 năm, giảm 20% so với niên vụ 2022/2023 (số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn). Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 nhiều khả năng sẽ vẫn giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong các tháng còn lại của quý III sẽ giảm do nguồn cung thấp. Đến tháng 10, khi vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025 bắt đầu, nguồn cung cà phê mới tăng trở lại. Theo ước tính, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 964 nghìn tấn, trị giá gần 3,54 tỷ USD, giảm 13,8% về lượng, nhưng tăng 30,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, 7 tháng đầu năm, Việt Nam chi 110 triệu USD để nhập khẩu cà phêĐỌC NGAY