Cựu giáo viên dạy văn 71 tuổi bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ tại ĐH Văn Hiến.

13/05/2021 23:43

Xut thân là giáo viên dy Văn nhưng cô Phm Kim Hoàng (SN 1951, ng huyn Cai Ly, tnh Tin Giang) va bo v thành công lun văn Thc sĩ Qun tr Kinh doanh ti trường ĐH Văn Hiến khi tui 71. Vi mc tiêu đi hc để làm gương cho con cháu, cô phi đi 200km vi 6 chuyến xe buýt đến trường, đây thc s là câu chuyn hy hu truyn cm hng cho gii tr v tinh thn hc tp sut đời.

Cô chia sẻ “Đầu tư cho kiến thức không bao giờ là lỗ vốn, hy vọng mình ham học thì con cháu thấy đó mà quyết tâm hơn”. Với đề tài “S hài lòng ca du khách ni địa đến làng c Đông Hòa Hip tnh Tin Giang” thành viên trong Hội đồng đã đánh giá cao bài luận văn của cô từ số liệu phân tích, cách thức trình bày đến cơ sở lý luận…, cô đã bảo vệ thành công với kết quả 7.4 điểm. Không đơn giản là chinh phục tấm bằng thạc sĩ, đằng sau đó là những điều đáng ngưỡng mộ mà không phải ai cũng có thể làm được như cô.

 

Cô Hoàng trong bui bo v lun văn thc sĩ

Tm gương hc tp sut đời cho con cháu

“Con đường đến với chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh là quyết định bất ngờ, mình dạy Văn lâu năm rồi, muốn tìm hiểu lĩnh vực khác để thay đổi không khí, hy vọng với kiến thức học được mình sẽ cố vấn cho con cháu sau này. Do lớn tuổi không rành về công nghệ mà còn xuất thân từ “dân văn” nên việc học các môn kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng những việc này mình đã lường trước được nên vẫn quyết tâm vượt qua, họ làm được thì mình cũng làm được”, cô Hoàng chia sẻ.

Vượt 200km vi 6 chuyến xe để đến trường

Cô Hoàng phi vượt hành trình 200km vi 6 chuyến xe để đến trường

Để kịp học lúc 6 giờ chiều, cô Hoàng đón chuyến xe khách từ 2 giờ chiều, xuất phát từ Cai Lậy (Tiền Giang). Đến bến xe miền Tây (TP.HCM), cô tiếp tục bắt chuyến xe buýt số 14 đến đoạn đường Lê Đại Hành (Quận 11, TP.HCM). Từ đó, tiếp tục đón chuyến xe 27 đến trường ĐH Văn Hiến (cơ sở 613 Âu Cơ, Q. Tân Phú).

Cô Hoàng cười nói: “Chuyến xe buýt thân thuộc đưa cô hoàn thành chương trình MBA là số 14 và số 27. Mỗi ngày cô đi về có 200km và 6 chuyến xe. Có những buổi học trễ, xe buýt hết chuyến cô phải đi xe grab ra bến xe miền Tây và đón xe khách về nhà, đôi lúc về đến nhà đến 11 giờ tối. Lớp của cô có nhiều bạn ở xa, vướng bận con nhỏ… mà vẫn sắp xếp đi học được. Cô thấy mình vẫn còn thoải mái hơn nhiều. Đã lựa chọn thì phải quyết tâm làm cho bằng được” – Cô Hoàng lạc quan nói.

Xem vic hc là nim vui, hnh phúc

Cô Phm Kim Hoàng (hàng dưới, bên phi) chp hình k nim cùng Hi đồng phn bin Lun văn thc sĩ

Đôi lúc, cô bị bạn bè “giận” vì phải đi học nên vắng trong những buổi họp mặt. Nhưng cô cho rằng, mỗi người hưu trí có cách sử dụng thời gian rảnh khác nhau. Cô xem việc đi học là niềm vui mỗi ngày, từ niềm vui sẽ có được hạnh phúc.

Cô Hoàng tâm sự: “Từ quê lên tới trường thấy mệt lắm, mà đến nơi các cô bảo vệ niềm nở chào đón, các cô tạp vụ cũng hỏi thăm cô đi xa có mệt không. Mấy chuyện đó nhỏ thôi, nhưng cô thấy vui, cảm giác không khí tại trường như một gia đình vậy”.

Trong quá trình theo học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại ĐH Văn Hiến, điều khiến cô ấn tượng nhất chính là đội ngũ giảng viên. Bởi thầy cô ngoài công việc giảng dạy trên lớp còn đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp, nên kiến thức truyền đạt cho học viên rất thực tế và bổ ích. Những nội dung còn thắc mắc cô sẽ gửi email hoặc điện thoại hỏi thì sẽ giải đáp ngay. Nhưng bên cạnh đó thầy cô cũng rất nghiêm khắc, học ra học mà chơi ra chơi.

Vi đề tài “S hài lòng ca du khách ni địa đến làng c Đông Hòa Hip tnh Tin Giang” cô Hoàng mong mun đóng góp mt phn nh vào s phát trin ca quê hương.

Xin một lời nhắn nhủ đến người trẻ cô chia sẻ: “Thực ra mỗi người đều có một lựa chọn khác nhau. Nếu không vì những rào cản mà bắt buộc chúng ta phải dừng lại thì hãy tiếp tục bước tiếp, quyết tâm thực hiện đến cùng. Chỉ cần có ý chí thì khó khăn trước mắt không phải là rào cản ngăn bước chúng ta thực hiện mục tiêu.

TS. Lê Sĩ Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến cho biết, Nhà trường rất vui khi mỗi năm đều tiếp nhận người học là các cô chú đã lớn tuổi nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi mục tiêu học tập. Đối với trường hợp của cô Phạm Kim Hoàng, ngoài việc sẽ vinh danh vì tấm gương nỗ lực không ngừng trên con đường tri thức trong Lễ tốt nghiệp sắp tới, Nhà trường sẵn sàng miễn phí 100% học phí nếu có nhu cầu học ngoại ngữ, tin học, các khóa kỹ năng mềm hoặc học dự thính các học phần trong các chương trình đào tạo khác để tích lũy kiến thức, kỹ năng theo tinh thần “học tập suốt đời”.

Vào năm 2019, ĐH Văn Hiến cũng đã đón nhận 2 tân sinh viên trên 60 tuổi nhập học. Đó là trường hợp của cô Đào Thị Thư (sinh năm 1956, ngụ Q.8, TP.HCM), ghi danh học đại học chuyên ngành Piano và chú Phan Thanh Khiết (sinh năm 1955, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM), nhập học ngành Tâm lý học. Đây là những tấm gương sáng cho giới trẻ về nghị lực, đam mê học tập, vượt qua khó khăn, nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu của mình.

Chia sẻ về những học viên “đặc biệt” này, PGS.TS Trần Văn Thiện – Hiệu trưởng danh dự trường ĐH Văn Hiến cho biết: “Cô Hoàng, cô Thư hay chú Khiết là những hình ảnh mà tôi rất ngưỡng mộ về tinh thần “học tập suốt đời”, không ngừng nâng cao kiến thức dù ở độ tuổi nào. Với những học viên lớn tuổi như cô chú, nhà trường luôn tạo điều kiện học tập tốt nhất, linh hoạt về thời gian, điều kiện học tập…để giúp học viên hoàn thành khóa học”.

Bên cạnh uy tín và thương hiệu của trường ĐH Văn Hiến xây dựng trong nhiều năm qua, các cô chú chính là “nguồn cảm hứng” cho những bạn trẻ cũng như người lớn tuổi thực hiện ước mơ với nhiều ngành học khác nhau tại trường. Mong rằng trong tương lai, với phương châm “học tập suốt đời”, trường ĐH Văn Hiến sẽ là nơi tiếp sức đam mê cho nhiều sinh viên hơn nữa.


Mai Hạnh

Bạn đang đọc bài viết "Cựu giáo viên dạy văn 71 tuổi bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ tại ĐH Văn Hiến." tại chuyên mục Văn hóa - Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).