Sân đình đỏ lửa hội thi nấu cơm làng Thị Cấm

06/02/2025 00:17

Ngày 5/2 (mùng 8 tháng Giêng), người dân làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tấp nập rủ nhau đến chật kín sân đình làng địa phương xem hội thi nấu cơm.

Làng Thị Cấm có hội thi nấu cơm tri ân tướng quân Phan Tây Nhạc, vị tướng thời Hùng Vương có công xây dựng đất nước. Làng Thị Cấm xưa có 4 giáp, mỗi giáp cử ra một đội thi thổi cơm. Trước hội thi, các đội chuẩn bị sẵn các vật dụng như chày, cối, rơm, nồi.... Mỗi đội được Ban tổ chức phát 1 kg thóc để nấu cơm.

Ngày 9/3/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 827/QĐ-BVHTTDL công bố Lễ hội truyền thống - Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Chú thích ảnh Người dân và du khách tấp nập rủ nhau đến chật kín sân đình xem hội.
Chú thích ảnh Các thành viên thực hiện nghi lễ trước khi tổ chức hội thi thổi cơm.
Chú thích ảnh Hội thi vẫn giữ nguyên cách tạo lửa bằng cách bện rơm, “kéo lửa”. 
Chú thích ảnh Theo luật thi, đội nào phát khói và tạo ra lửa sớm sẽ giành chiến thắng ở phần thi này và dùng mồi lửa này để thổi cơm.
Chú thích ảnh Trong khi đó, những hạt gạo được các đội thi nhau giã bằng chày gỗ và cối đá. 
Chú thích ảnh 10 người tham gia đội thi phải phối hợp hết sức nhịp nhàng, khéo léo.
Chú thích ảnh Lửa được nhóm và đun nước sẵn chờ gạo sạch.
Chú thích ảnh Sau khi cơm sôi, các đội thường ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho cơm chín đều.
Chú thích ảnh Ngoài những đống tro để vùi nồi cơm, các đội còn đốt thêm nhiều đống tro giả bên trong không có nồi cơm để kéo dài thời gian ủ.
Chú thích ảnh Ban giám khảo đi vòng quanh sân, dùng gậy tre chọc từng đống rơm để tìm các nồi cơm.  
Chú thích ảnh Nồi cơm đầu tiên được tìm thấy trong các đống tro được đốt giữa sân đình làng Thị Cấm.
Chú thích ảnh Cơm được mang vào đình làng để chấm điểm công khai trước người dân và thành viên của các đội tham dự.
Chú thích ảnh Những bát cơm trắng có hạt đều, thơm được dâng lên Thành hoàng làng.

Bạn đang đọc bài viết "Sân đình đỏ lửa hội thi nấu cơm làng Thị Cấm" tại chuyên mục Xã hội. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).