Những tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản chứng kiến trạng thái kẹt thanh khoản cục bộ do áp lực bởi thông tin ngân hàng siết tín dụng cho vay mua nhà đất. Thị trường trải phiếu, nhất là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản bị thắt chặt. Thuế bất động sản cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Do vậy, lượng quan tâm và giao dịch mua bán bất động sản có dấu hiệu bị chững lại, chỉ xuất hiện “sóng” nhẹ tại một số khu vực đường vành đai hoặc khu vực có quy hoạch dự án.
Tại Hội thảo “Thị trường Bất động sản những tháng cuối năm 2022: Xu hướng và Cơ hội đầu tư" (ngày 14/10/2022) do Tạp chí điện tử VnMedia tổ chức tại TP. HCM, ông Nguyễn Tất Hồng Dương, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử VnMedia cho rằng, các vướng mắc pháp lý nhiều năm nay chưa được tháo gỡ khiến nguồn cung thiếu hụt, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không có dự án mới hoặc không triển khai được dự án do vướng thủ tục cấp phép. Điều này lại diễn ra khá nhiều năm nay tại các thị trường lớn như TP. HCM, Hà Nội với nhu cầu rất lớn về phân khúc nhà ở... làm ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường chung.
Chung quan điểm này, chuyên gia kinh tế Lê Sĩ Trí cho rằng những động thái kiểm soát tín dụng bất động sản trong thời gian gần đây có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản. Khi đó, tâm lý nhà đầu tư sẽ chi “vốn tự có” nhiều hơn sử dụng các đòn bẩy tài chính, do đó họ sẽ chọn lọc rất kỹ các dự án để đầu tư. Xu hướng đó tạo nên một sự “chọn lọc xã hội” trong kinh doanh BĐS, chỉ những chủ đầu tư có dòng tiền mạnh, hạ tầng tốt mới chiếm được niềm tin của nhà đầu tư.
Theo TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, hiện nay các ngân hàng đang rà soát khả năng cho vay với bất động sản. Nếu những chính sách vĩ mô như chính sách tài khỏa, tiền tệ thay đổi và vướng mắc pháp lý của dự án được giải quyết thi thị trường mới có tín hiệu tích cực hơn.
Để phát triển một dự án bất động sản, các chủ đầu tư cần vốn chú sở hữu, vốn vay từ ngân hàng, vốn từ các đối tác và vốn nhận thu trước từ khách hàng. Đây là những nhóm vốn chỉnh để triển khai dự án bất động sản nhà ở. Trong đó, phần lớn nguồn vốn đến từ vay ngân hàng.
"3 vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm không riêng gì bất động sản đó là vốn, con người, kỹ thuật. Lĩnh vực bất động sản sử dụng nguồn vốn rất lớn để thực hiện dự án. Việc ngân hàng siết chặt nguồn vốn sẽ làm cho thị trưởng gặp khó khăn", ông Sứ Ngọc Khương đánh giá.
Trên góc độ một nhà môi giới bất động sản, ông Trần Minh Hoàng, Phó TTK Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng để ứng phó với những biến đổi phức tạp của thị trường bất động sản, cần kịp thời nắm bắt các quy định hành nghề mới, tập trung nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức hành nghề của nhân viên, tăng cường hiểu biết pháp luật, hưởng đến lợi ích khách hàng bền vững thay cho việc quá chú trọng doanh số, thu nhập trong ngắn hạn mà bỏ rơi quyền lợi khách hàng trong dài hạn.
Tại đây, các chuyên gia cũng như diễn giả đều thống nhất nhận định, những tháng cuối năm 2022, thị trường BĐS sẽ khả quan hơn bởi những tác động tích cực như: Tăng trưởng GDP, chính sách pháp luật, quy hoạch hạ tầng, cho vay tín dụng... Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái nới room tin dụng nhằm hồi phục nền kinh tế, điều này cũng tác động mạnh tới sự phát triển của thị trường BĐS khi dòng vốn được lưu thông. Trên cơ sở đó, thị trường cũng sẽ thanh lọc mạnh mẽ các dự án bất động sản, chỉ có các chủ đầu tư có đủ uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh mới thu hút được các nhà đầu tư.