
Theo đó, các cơ quan của Quốc hội gồm: Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Tài chính; Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; Ủy ban Văn hóa và Xã hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Công tác đại biểu; Ủy ban Dân nguyện và Giám sát.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, bảo đảm phân định rõ phạm vi lĩnh vực phụ trách và bao quát toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan theo quy định hiện hành.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua (18/2/2025).
Về điều khoản chuyển tiếp, Nghị quyết nêu rõ: Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Đối ngoại được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 tiếp tục hoạt động cho đến khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này chính thức hoạt động kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của các cơ quan đó có hiệu lực thi hành.
Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan tổ chức thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tài sản, hồ sơ tài liệu và các công việc đang triển khai thực hiện tương ứng với nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực được phân công phụ trách.