Dự kiến bãi bỏ một số văn bản QPPL thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

14/11/2024 16:12

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành.

Dự kiến bãi bỏ một số văn bản QPPL thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn- Ảnh 1.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành

Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ toàn bộ 11 thông tư, thông tư liên tịch sau đây:

1. Thông tư số 11/2006/TT-BNN ngày 14/02/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ di dân, ổn định dân cư các xã biên giới Việt -Trung theo Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Lý do đề xuất bãi bỏ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra do căn cứ ban hành Thông tư số 11/2006/TT-BNN đã hết hiệu lực thi hành hoặc đã bị bãi bỏ: Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt-Trung đến năm 2010 đã hết hiệu lực, được thay thế bởi Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 15/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt-Trung giai đoạn 2012-2017 và Thông tư số 22/2013/TT-BNNPTNT ngày 03/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 15/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt-Trung giai đoạn 2012-2017. Bên cạnh đó, trên thực tế, các địa phương không còn áp dụng Thông tư số 11/2006/TT-BNN kể từ năm 2013.

2. Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT ngày 02/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông sản.

Lý do đề xuất bãi bỏ: Một số căn cứ ban hành Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT ngày 02/12/2009 đã hết hiệu lực thi hành hoặc đã bị bãi bỏ: Nghị định 01/2008/CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thông tư số 86/2009/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Lý do đề xuất bãi bỏ: Căn cứ ban hành Thông tư số 86/2009/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2009 là Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ quy định về khuyến nông, khuyến ngư; Quyết định 162/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn. Các văn bản này đã hết hiệu lực thi hành bởi Nghị định số 83/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nông.

4. Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 04/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lý do đề xuất bãi bỏ: Căn cứ ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 04/7/2010 là Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020"; Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020. Các văn bản này đã hết thời hạn áp dụng (đến hết năm 2020).

5. Thông tư số 37/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản.

Lý do đề xuất bãi bỏ: Một số căn cứ ban hành Thông tư số 37/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2010 đã hết hiệu lực thi hành hoặc đã bị bãi bỏ: Nghị định 01/2008/CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Thông tư số 43/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ, quản lý tài chính của nhiệm vụ khoa học công nghệ và công tác tổ chức cán bộ của tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Các căn cứ ban hành Thông tư số 43/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2013 đã hết hiệu lực thi hành hoặc đã bị bãi bỏ.

Hiện nay, việc quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Bộ thực hiện theo Thông tư số 08/2024/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Lý do đề xuất bãi bỏ: Các căn cứ ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 đã hết hiệu lực thi hành hoặc đã bị bãi bỏ: Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020"; Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020.

8. Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 02/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Tại khoản 2, Điều 2 của Quyết định 846/QĐ-TTg ngày 02/06/2011 quy định "Thời gian thực hiện thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 3 năm (từ năm 2011 đến năm 2013)". Thời hạn của văn bản đã hết.

9. Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của liên Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

Lý do đề xuất bãi bỏ: Các căn cứ ban hành văn bản đã hết hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp để thực hiện khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung; trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. Ngày 15/7/2024, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành theo quy định tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP. Như vậy, Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT không có cơ sở để hướng dẫn các nội dung nêu trên.

10. Quyết định số 59/2002/QĐ-BNN ngày 03/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mức nước thiết kế cho các tuyến đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Ngày 21/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, trong đó có nội dung quy định về mực nước thiết kế cho các tuyến đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và được áp dụng thay thế cho Quyết định số 59/2002/QĐ-BNN ngày 03/7/2002. Tiếp đó, Quyết định số 92/2007/QĐTTg được thay thế bằng Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Như vậy, Quyết định số 59/2002/QĐ-BNN hiện không còn được áp dụng thực hiện trong thực tiễn. Tuy nhiên, văn bản trên chưa hết hiệu lực do không thuộc các trường hợp hết hiệu lực quy định tại Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bổ sung bãi bỏ Quyết định này vào dự thảo Thông tư theo quy định tại khoản 3 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

11. Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã.

Lý do đề xuất bãi bỏ: Các căn cứ ban hành văn bản đã hết hiệu lực thi hành: Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hết hiệu lực thi hành; hiện thực hiện theo Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm đã hết hiệu lực thi hành; hiện thực hiện theo Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Mặt khác, thời điểm khi ban hành thì Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN là văn bản quy phạm pháp luật; tuy nhiên thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì Quyết định của Bộ trưởng không nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn cần phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp quy định hiện hành.

Bãi bỏ một phần một số văn bản quy phạm pháp luật

Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất bãi bỏ một phần một số văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

1. Bãi bỏ một số nội dung quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật:

a) Bãi bỏ Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 58, Điều 59; khoản 7 Điều 80; khoản 2 Điều 82;

b) Bãi bỏ Phụ lục XXIX, Phụ lục XXX; Phụ lục XXXI; Phụ lục XXXII; Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

2. Bãi bỏ khoản 17 Điều 1 Thông tư số 16/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý Tham khảo thêm

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệpTháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
UBTVQH quyết nghị tăng thêm một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônUBTVQH quyết nghị tăng thêm một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Sẽ có quy định mới về thăng hạng viên chức nông nghiệpSẽ có quy định mới về thăng hạng viên chức nông nghiệp
Tham khảo thêm
Xuất khẩu ngành nông nghiệp có thể vượt 60 tỷ USDXuất khẩu ngành nông nghiệp có thể vượt 60 tỷ USD

 


Bạn đang đọc bài viết "Dự kiến bãi bỏ một số văn bản QPPL thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn" tại chuyên mục Pháp Luật. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).