Đối ngoại vun bồi tầm vóc mới

03/02/2025 13:00

Trong kỷ nguyên mới, đối ngoại sẽ đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước.

Đối ngoại vun bồi thế và lực cho đất nước

Trong sự hình thành và phát triển của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới, có 2 vấn đề cơ bản có mối quan hê hữu cơ, biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, đó là đối nội và đối ngoại.

Soi chiếu từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có thể thấy hoạt động đối ngoại luôn đóng một vai trò quan trọng trong bảo đảm giữ yên bờ cõi, gìn giữ nền độc lập, chủ quyền, củng cố thế và lực cho đất nước.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn", thể hiện quan điểm của Người về mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả của công tác ngoại giao với thế và lực của đất nước.

Kế thừa tư tưởng bang giao "hòa hiếu" của dân tộc, kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, đối ngoại đã trở thành một mặt trận chủ yếu, một lực lượng nòng cốt, đi trước mở đường, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, để từ đó hình thành nên một nghệ thuật đối ngoại kinh điển "dĩ bất biến ứng vạn biến".

Đặc biệt, kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới, ngoại giao thể hiện vai trò nòng cốt, tiên phong góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi, tranh thủ mọi nguồn lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Tính đến hết năm 2024, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 194 quốc gia, trong đó đã tạo dựng thành công các khuôn khổ quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới và khu vực.

Đối ngoại vun bồi tầm vóc mới- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, tháng 1/2025.

Vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng; được bạn bè quốc tế tin tưởng, tín nhiệm đề cử đăng cai, tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn và đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế quan trọng.

Trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết có lý, có tình trên tinh thần bình đẳng, hòa hiếu và nhân văn của nước ta nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam cũng tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi và huy động các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời có mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng với hầu hết các nền kinh tế quan trọng trên thế giới, trong đó phải kể đến việc thúc đẩy ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Riêng trong năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp với nhiều bất ổn, xung đột, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định, phát triển và được dư luận quốc tế coi là một trong những "điểm sáng" ở khu vực.

Góc nhìn Người Đưa Tin: Những điểm nhấn đối ngoại năm 2024Đối ngoại vun bồi tầm vóc mới- Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Bốn là tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc, lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh Việt Nam độc lập, tự chủ, hoà hiếu, hợp tác, hữu nghị, phát triển. Đó là sức mạnh tổng hợp của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, là đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, có lý, có tình, tôn trọng luật pháp quốc tế, là sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.

Cuối cùng, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Theo đó sắp xếp tổ chức bộ máy làm công tác đối ngoại tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả song hành với các cơ chế, chính sách thuận lợi và các nguồn lực đủ mạnh cho công tác đối ngoại; xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại không chỉ có trình độ, năng lực lẫn bản lĩnh chính trị mà còn phải dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám tiên phong, đột phá, có kỹ năng và trình độ ngang tầm quốc tế.

Đối ngoại vun bồi tầm vóc mới- Ảnh 6.

Thực hiện: Mạnh Quốc

NGUOIDUATIN.VN | THỨ 2, 03/02/2025 | 10:00

Bạn đang đọc bài viết "Đối ngoại vun bồi tầm vóc mới" tại chuyên mục Văn hóa - Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).