Biến động tài sản của tỷ phú Việt Nam trong năm 2024

31/12/2024 09:30

Tổng giá trị tài sản của 6 tỷ phú Việt Nam đến cuối năm 2024 là 13,4 tỷ USD, tăng 93 triệu USD so với năm 2023, trong đó chỉ có tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận tài sản giảm.

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động đối với giới tỷ phú Việt Nam, khi các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế cùng những sự kiện đặc biệt đã ảnh hưởng đến tài sản và sự phát triển của những tên tuổi lớn.

Theo báo cáo từ Forbes, tài sản của nhiều tỷ phú Việt Nam trong năm 2024 có sự thay đổi mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát, lãi suất cao và sự suy yếu của các thị trường chứng khoán, nhưng một số tỷ phú Việt vẫn giữ được mức tăng trưởng.

Các tỷ phú không chỉ tiếp tục khẳng định vị thế trong các lĩnh vực truyền thống như bất động sản, thép, và ngân hàng, mà còn táo bạo đầu tư vào các ngành mũi nhọn như công nghệ, năng lượng tái tạo và sản xuất bền vững.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Vị tỷ phú sáng lập Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam và đứng thứ 833 trên thế giới. Tính đến cuối năm 2024, tài sản của ông ước tính đạt 4,1 tỷ USD, giảm khoảng 3 triệu USD so với năm 2023.

Sự thành công của Vingroup trong việc mở rộng ra các lĩnh vực như công nghệ, ô tô điện (VinFast) và bất động sản cao cấp đã giúp ông duy trì vị thế vững vàng dù thị trường trong nước có phần trầm lắng.

Ngoài ra, CTCP Vinpearl cũng sắp niêm yết cổ phiếu lên thị trường chứng khoán trong năm 2025.

Biến động tài sản của tỷ phú Việt Nam trong năm 2024- Ảnh 1.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản 4,1 tỷ USD, đứng thứ 833 trên thế giới.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Đứng sau ông Vượng là nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch CTCP Hàng không Vietjet (VietJet Air), Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Chủ tịch kêm Tổng Giám đốc CTCP Sovico,…

Trên bảng xếp hạng của Forbes, nữ doanh nhân này đang nắm giữ khối tài sản lên tới 2,9 tỷ USD, tăng 46 triệu USD so với năm 2023. Với khối tài sản này, bà Thảo giàu thứ 1184 trên thế giới.

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đang nắm giữ khối tài sản lên tới 2,4 tỷ USD.

Bên cạnh thép, ông Long cũng mở rộng đầu tư vào bất động sản, nông nghiệp và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, Hòa Phát cũng đối mặt với những thách thức từ biến động thị trường thép toàn cầu và cạnh tranh quốc tế. Mặc dù vậy, với tầm nhìn chiến lược và khả năng nắm bắt cơ hội, Trần Đình Long vẫn tiếp tục là một trong những doanh nhân thành công nhất Việt Nam.

Tỷ phú Hồ Hùng Anh

Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank, một trong những ngân hàng tư nhân lớn và thành công nhất Việt Nam.

Với khối tài sản 1,8 tỷ USD, tăng 32 triệu USD so với năm 2023, ông Hồ Hùng Anh là người giàu thứ 1.836 trên thế giới.

[Info] Từ Masan đến Techcombank: Hành trình thành tỷ phú USD của ông Hồ Hùng Anh[Info] Từ Masan đến Techcombank: Hành trình thành tỷ phú USD của ông Hồ Hùng AnhĐỌC NGAY

Dưới sự lãnh đạo của ông, Techcombank đã liên tục đạt được kết quả ấn tượng, với mức lợi nhuận cao và chất lượng dịch vụ ngày càng cải thiện. Ngoài công việc tại Techcombank, Hồ Hùng Anh còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản và đầu tư.

Tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco Group và gia đình

Ông Trần Bá Dương và gia đình hiện sang sở hữu Tập đoàn Thaco, là một trong những tỷ phú nổi bật với khối tài sản 1,2 tỷ USD, giữ nguyên so với đầu năm và đứng thứ 2.432 trên thế giới.

Ông là người có công lớn trong việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, biến Thaco trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất trong nước.

Bên cạnh ngành ô tô, ông Trần Bá Dương còn mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, nông nghiệp và các dự án hạ tầng.

Tỷ phú Trần Đăng Quang

Ông Trần Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan sở hữu khối tài sản 1 tỷ USD, tăng 3 triệu USD so với đầu năm và giàu thứ 2.698 trên thế giới.

Ông Quang đã xây dựng Masan từ một công ty thực phẩm nhỏ trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu, với các sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng như gia vị, thực phẩm chế biến sẵn, và thực phẩm chế biến sâu.

Biến động tài sản của tỷ phú Việt Nam trong năm 2024- Ảnh 4.

Tỷ phú Trần Đăng Quang sở hữu khối tài sản 1 tỷ USD, giàu thứ 2.698 trên thế giới.

Masan đã phát triển mạnh mẽ và cho ra mắt nhiều sản phẩm nổi tiếng và quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt như: Tương ớt Chin-su, nước mắm Nam Ngư, mì Omachi, mì Kokomi, xúc xích Ponnie, cà phê Vinacafe và bia Sư Tử Trắng.

Bên cạnh đó, Masan còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như bán lẻ (Masan Consumer) và tài chính (Masan Group).

Dưới sự lãnh đạo của ông, Masan đã không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ, thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn như việc mua lại VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart) và VinEco.

Ngoài Masan, ông Nguyễn Đăng Quang còn là người góp phần xây dựng Techcombank trở thành một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất Việt Nam. Ông đã đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại ngân hàng, từ Phó Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT đến Cố vấn Chủ tịch HĐQT. Hiện tại, ông vẫn giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank.

Tổng giá trị tài sản của 6 tỷ phú USD là 13,4 tỷ USD, tăng 93 triệu USD so với năm 2023, trong đó chỉ có tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận tài sản giảm, tỷ phú Trần Bá Dương giữ nguyên và tài sản 3 tỷ phú còn lại đều tăng.

Bạn đang đọc bài viết "Biến động tài sản của tỷ phú Việt Nam trong năm 2024" tại chuyên mục Văn hóa - Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).