9 nhiệm vụ trọng tâm của bộ, ngành Tư pháp quý I/2025

16/01/2025 12:30

Sáng 16/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thông tin kết quả công tác Tư pháp năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong quý I/2025.

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, kết quả công tác năm 2024 trên hầu hết các lĩnh vực của bộ, ngành Tư pháp đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật là lĩnh vực được Bộ, ngành Tư pháp xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và dành nhiều thời gian, nguồn lực để tham mưu, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, kết quả thi hành án dân sự năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc cho người dân được tăng cường, nhất là thực hiện các dịch vụ công trực tuyến liên thông về khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân; thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID...

Các mặt công tác khác như: Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; quản lý nhà nước về con nuôi; đăng ký biện pháp bảo đảm; bồi thường nhà nước; bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý; hợp tác quốc tế… đều đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Chú thích ảnh Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thông tin kết quả công tác Tư pháp năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong quý I/2025.

Nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2025, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, Bộ Tư pháp sớm xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới".

Đồng thời, tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, văn bản, đề án do Bộ Tư pháp chủ trì, như: Nghị quyết của Quốc hội giải quyết vướng mắc, phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điêu chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; Đề án "Định hướng xây dựng pháp luật của Chính phủ trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI".

Bộ Tư pháp tập trung rà soát cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, đề xuất và triển khai các phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Tư pháp bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với quy định, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nhiệm vụ được Chính phủ giao.

Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục thẩm định, đảm bảo chất lượng các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của các cơ quan, nhất là các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức, bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo hành lang pháp lý để hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần "tinh, gọn, mạnh"; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống VBQPPL.

"Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thi hành án, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao năm 2025, tập trung giải quyết các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài, đấy mạnh thu hồi tài sản trong các vụ án tham những, kinh tế", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho biết.

Bộ Tư pháp cũng tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác trong các lĩnh vực hành chính tư pháp; bồ trợ tư pháp; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; trợ giúp pháp lý; hồ trợ pháp lý cho doanh nghiệp... theo hướng đây mạnh phận cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra... tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục đầy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong các lĩnh vực của bộ, ngành, trong đó từng bước nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, trợ lý ảo phục vụ xây dựng và rà soát pháp luật; chú trọng xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện và kêt nôi, chia sẻ các hệ thống, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng của ngành Tư pháp.

Trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Ty năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung rà soát, đảm bảo an ninh, trật tự và thực hiện phòng chống cháy, nổ, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác ngay sau đợt nghỉ Tết nguyên đán.

Những tháng đầu năm 2025, Bộ Tư pháp tiếp thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; tích cực, chủ động tham mưu cho Chính phủ trong phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật; duy trì, thúc đây các quan hệ hợp tác song phương, đa phương; thực hiện tôt công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, đặc biệt là các hoạt động hợp tác trong xây dựng pháp luật.

Trong quý I và những tháng đầu năm 2025, Bộ Tư pháp chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam, trọng tâm là Lễ Kỷ niệm và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI.

Bạn đang đọc bài viết "9 nhiệm vụ trọng tâm của bộ, ngành Tư pháp quý I/2025" tại chuyên mục Xã hội. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).