Hội nghị khoa học quốc tế Văn Lang – Goes Global

10/04/2019 01:23

j

DNCS-Hội nghị diễn ra trong 02 ngày 9 và 10/04/2019; tại trường Đại học Văn Lang , quy tụ 500 nhà khoa học Việt Nam và thế giới,...

Đây là sự kiện khoa học lớn nhất từ trước đến nay của trường Đại học Văn Lang, nhằm hướng đến kỷ niệm 25 năm thành lập và là một trong những hội thảo khoa học quy mô nhất của TP.HCM.

Tại hội nghị khoa học quốc tế lần này có chủ đề “Văn Lang University Goes Global”, là một trong nhiều hoạt động giúp Văn Lang hội nhập mạnh mẽ, hội nghị lần này các nhà khoa học tập trung trao đổi tìm kiếm giải pháp giải pháp tập trung vào các chủ đề như: giáo dục ứng dụng cho một thế giới toàn cầu hóa, thiết kế bền vững với biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học ứng dụng, thành phố thông minh – sáng tạo, nhận diện thương hiệu TP.HCM, du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội thảo việc làm cho sinh viên hội nhập quốc tế…

Ngay trong phiên khai mạc hội nghị (ngày 09/4), với phần trình bày của mình Phó giáo sư – Johanes Widodo – ĐHQG Singapore đã khẳng định: smart and just a human centered city – thông minh và phải là một thành phố trung tâm của con người, với những dẫn giải và chứng minh khá thuyết phục.  Đại học Văn Lang là trường tư thục đầu tiên của Việt Nam đóng vai trò khá ấn tượng trong khu vực Asean, tuy nhiên với thời đại 4.0 thì phải biết lấy con người làm trung tâm. Khi chúng ta nói về tương lai nhưng lại không nhận thức về quá khứ, chúng ta không nên hôn mê như “con thú”. Tôi ví dụ, TP.HCM có điểm thú vị là hàng rong, nếu các bạn đánh mất nó thì các bạn không còn là TP.HCM. Cho dù khoa học có tiến bộ đến đâu thì cũng phải lấy con người làm trung tâm, chỉ có con người mới phục vụ cho chúng ta mà thôi. Chính con người là biểu tượng linh hồn trong kiến trúc. Nếu nền tảng của một thành phố là cuộc sống hàng ngày của người dân, thì chính họ mới là chất xúc tác định hình cho một thành phố tương lai. Các bạn phải giữ cho Saigòn của 100 năm tiếp theo vẫn là một Sàigòn của Việt Nam.

Giáo sư  Zerrillo Philip Charles – ĐH Quản lý Singapore chia sẻ về đề tài nền kinh tế chia sẻ: hiện tại thế giới đang chuyển mình vào nền kinh tế chia sẻ, đầu tư  không cần vốn. Điều này giúp các nhà đầu tư tập trung vào khối tiêu dùng với nhiều quốc gia, vì người tiêu dùng thích tiêu dùng trải nghiệm. Người tiêu dùng bây giờ giảm đến 50% tiêu thụ sản phẩm quần áo, họ tập trung vào tiêu thụ thời gian trải nghiệm trên các ứng dụng.

Ngày 10/04/2019: sẽ diễn ra các phiên hội thảo vào buổi sáng do giáo sư Philippe Bachimon chủ tọa và giáo sư Chung Hoàng Chương đồng chủ tọa, với những nội dung thảo luận như: chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện đảo Lý Sơn trong bối cảnh hiện nay, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề mây tre đan Chính Mỹ – Thủy Nguyên ở TP.Hải Phòng, bài học kinh nghiệm từ thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, phát triển du lịch bền vững dựa vào đặc trưng và tiềm năng các làng nghề truyền thống ven đô – trường hợp ở Nguyệt biều và Lương quán ở Huế, homestay hơn là du lịch cộng đồng? Trường hợp ở Việt Nam, cù lao trên sông – điểm đến mới của vùng Mekong,  du lịch cộng đồng ở ĐBSCL – hiện trạng và giải pháp,  tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở cù lao Tân Lộc thành phố Cần Thơ, đẩy mạnh du lịch cộng đồng như một giải pháp phát triển bền vững du lịch tỉnh Tiền Giang.

Phiên buổi chiều, do giáo sư Philippe Bachimon chủ tọa sẽ đề cập đến các nội dung như: dân tộc tính và du lịch – hội nhập và đào thải, phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh,  văn hóa cộng đồng địa phương – yếu tố bền vững trong khai thác và phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở thành phố Cần Thơ,  du lịch văn hóa chợ nổi Cái Răng gắn với chùa miếu của cộng đồng người Hoa tại thành phố Cần Thơ trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững, phát triển du lịch cộng đồng  – trường hợp du lịch cộng đồng Chăm Islam ở An Giang, phát triển bền vững du lịch cộng đồng người Khmer vùng ĐBSCL – cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa…

PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng trường đại học Văn Lang ký kết hợp tác với các đối tác

Hội thảo của các nhà khoa học đã được chia ra 05 tiểu bang, không chỉ dừng ở lại việc chia sẻ trao đổi học thuật mà còn giúp xác định những vấn đề cần có sự góp sức của các nhà khoa học để đưa ra giải pháp hiệu quả. 05 tiểu bang sẽ đưa ra đề cương dự án nghiên cứu để giải quyết 05 vấn đề ưu tiên cho Việt Nam và các nước trong khu vực theo định hướng ứng dụng giải pháp công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin trong thiết kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng thành phố thông min, sáng tạo, phục vụ cộng đồng…

Hội nghị cũng là nơi diễn ra các hoạt động ký kết hợp tác giữa đại học Văn Lang với các đối tác về đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ./.

Vũ Hạnh

Bạn đang đọc bài viết "Hội nghị khoa học quốc tế Văn Lang – Goes Global" tại chuyên mục Văn hóa - Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).