
Hệ sinh thái không dừng ở điện thoại
Trọng tâm trong chiến lược của Xiaomi tại Việt Nam vẫn là smartphone, điển hình là sự trở lại mạnh mẽ của Redmi Note 14 Series. Phiên bản “Vàng sa mạc” không chỉ đơn thuần là thay đổi màu sắc mà còn thể hiện định hướng mới: Biến smartphone thành biểu tượng cá nhân. Với camera AI 200MP, tính năng chỉnh sửa hình ảnh tích hợp AI, thiết kế đạt chuẩn chống nước IP68, Redmi Note 14 Series không còn là thiết bị tầm trung đơn thuần - nó đã tiệm cận trải nghiệm cao cấp, trong khi vẫn duy trì mức giá từ 7,99 - 12,99 triệu đồng.
Không chỉ là công cụ liên lạc hay chụp ảnh, smartphone giờ đây đóng vai trò như một “bộ điều khiển trung tâm” cho hệ sinh thái Xiaomi - từ điều khiển TV, bật tắt robot hút bụi, giám sát camera đến chia sẻ nội dung nhanh qua Google Gemini hay AirPlay. Điều đó cho thấy, Xiaomi đang đặt nền móng cho một hệ sinh thái liền mạch, lấy smartphone làm lõi.
TV - Cửa ngõ của giải trí và kết nối
Ở một góc nhìn khác, TV không chỉ là thiết bị giải trí mà còn là “màn hình lớn của ngôi nhà thông minh”. Với dòng Xiaomi TV A Pro Series 2026 và TV A Series 2026, hãng đã trang bị hàng loạt tính năng cao cấp như Google TV, tần số quét 120Hz, Dolby Audio, HDR10+ và lần đầu hỗ trợ Apple AirPlay. Điều này không chỉ nâng tầm trải nghiệm người dùng mà còn phá vỡ rào cản giữa các hệ điều hành (Android, iOS), củng cố tính mở và khả năng kết nối đa nền tảng, điều ít thấy ở các đối thủ cùng tầm giá.
Từ mức giá chỉ khoảng 4,49 triệu đồng cho phiên bản 32 inch đến 18,99 triệu đồng cho bản 75 inch, Xiaomi đang cho thấy chiến lược rõ ràng: đưa công nghệ cao vào mọi phân khúc, mọi không gian sống, từ căn hộ sinh viên đến biệt thự cao cấp.
Robot hút bụi - Điểm nhấn của tự động hóa gia đình
Một trong những minh chứng tiêu biểu cho tầm nhìn “người dùng làm trung tâm” là Xiaomi Robot Vacuum S40C. Đây không phải là robot hút bụi đắt tiền mà là một thiết bị phổ thông, dễ tiếp cận (giá chỉ 4,89 triệu đồng), nhưng vẫn tích hợp điều hướng laser LDS, lực hút 5.000Pa, điều khiển qua ứng dụng và tương thích hoàn toàn với smartphone Xiaomi. Không cần phải là người am hiểu công nghệ, bất kỳ ai cũng có thể “bắt đầu sống thông minh” với robot này.
Điều đáng nói, Xiaomi không chỉ ra mắt sản phẩm đơn lẻ mà còn tạo ra một chuỗi thiết bị gia dụng thông minh đồng bộ: Từ máy hút bụi giường nệm, bàn ủi hơi nước, camera an ninh đến sạc dự phòng, kính thông minh, tất cả kết nối qua nền tảng Xiaomi Home, chia sẻ dữ liệu và hoạt động theo ngữ cảnh.
Tăng trưởng thị phần từ chiến lược dài hạn
Báo cáo Canalys cho thấy, Xiaomi chính thức quay lại vị trí Top 2 smartphone tại Việt Nam trong Quý I/2025, đạt 19% thị phần và là thương hiệu duy nhất tăng trưởng dương tại Đông Nam Á. Đây không phải thành quả ngẫu nhiên mà là kết quả của chiến lược đúng hướng: Đầu tư mạnh vào thiết kế, nâng cấp tính năng nhưng giữ mức giá hợp lý; đồng thời mở rộng kênh phân phối từ online đến offline, kết hợp dịch vụ hậu mãi rõ ràng.
Sự kiện Redmi Note 14 Series cán mốc 240.000 đơn hàng chỉ sau vài tháng và Xiaomi 15 Ultra “cháy hàng” sau 9 ngày ra mắt là ví dụ cụ thể. Những sản phẩm này không chỉ được mua vì rẻ mà vì người tiêu dùng cảm nhận được giá trị thật sự, một chiếc điện thoại bền, đẹp, mạnh và kết nối được mọi thứ trong ngôi nhà.
Không giống các thương hiệu khác thường chỉ tập trung vào một vài sản phẩm chủ lực, Xiaomi đang đi theo hướng tạo một hệ sinh thái thông minh toàn diện. Người tiêu dùng có thể bắt đầu bằng một chiếc điện thoại, sau đó nâng cấp dần với TV, robot hút bụi, camera, rồi đến phụ kiện như sạc dự phòng, TV Box hay thậm chí là kính nghe nhạc tích hợp AI.
Điều đặc biệt là Xiaomi không nhắm đến tầng lớp cao cấp mà chọn cách “phổ cập công nghệ thông minh” đến đại đa số người dùng. Khi một robot hút bụi chỉ còn giá dưới 5 triệu đồng, hay TV 4K 55 inch giá chưa đến 11 triệu đồng thì công nghệ thông minh không còn là đặc quyền của số ít nữa , đó là xu hướng tất yếu.