Tư nhân hoá để phát triển dài hạn
Ngày 6/11, tập đoàn BEST Inc. nhận được đề xuất tư nhân hóa sơ bộ không ràng buộc. Đề xuất này đến từ người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành BEST Inc. - ông Johnny Chou và Giám đốc chiến lược và đầu tư của BEST Inc. - ông George Chu, Denlux Logistics Technology Invest, Alibaba Investment, BJ Russell Holdings và Cainiao Smart Logistics Investment.
BEST Inc. có mạng lưới dịch vụ trải rộng tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á
Theo đề xuất, liên minh nói trên dự định mua lại tất cả cổ phiếu phổ thông đã phát hành của công ty bằng tiền mặt với giá 0,144 USD cho mỗi cổ phiếu phổ thông loại A, hoặc 2,88 USD cho mỗi cổ phiếu lưu ký của Mỹ (một cổ phiếu lưu ký của Mỹ đại diện cho 20 cổ phiếu phổ thông loại A), bao gồm cả cổ phiếu phổ thông loại A của công ty chưa được sở hữu bởi một nhóm mua lại.
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2023, BEST Inc. nắm giữ hơn 112 ngàn tỷ đồng (khoảng 438 triệu đô-la Mỹ) tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền mặt hạn chế và các khoản đầu tư ngắn hạn. Đánh giá từ lượng tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền mặt bị hạn chế và các khoản đầu tư ngắn hạn do tập đoàn BEST Inc. nắm giữ, giá trị thị trường của công ty đang bị đánh giá thấp, đây cũng là lý do quan trọng thúc đẩy BEST tìm đến giải pháp. tư nhân hóa để có thể phát triển toàn diện hơn.
Lợi ích của việc tư nhân hoá doanh nghiệp
Do các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội ảnh hưởng, những năm gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng khiến giá cổ phiếu biến động mạnh. Theo đó, việc tư nhân hóa không ràng buộc có thể mang lại cho Tập đoàn BEST Inc. sự ổn định và bảo mật cao hơn, tránh được những hạn chế từ Ủy ban chứng khoán Mỹ. Trước đó, BEST Inc. đã niêm yết tại sàn chứng khoán New York (NYSE) từ năm 2017 với mã cổ phiếu “BEST”.
Bên cạnh đó, việc tư nhân hóa cũng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều quyền tự chủ và linh hoạt hơn cho BEST Inc. Các công ty có thể đưa ra các quyết định chiến lược có lợi hơn cho sự phát triển kinh doanh. Hoạt động tư nhân hóa cũng có thể cung cấp cho công ty nhiều nguồn vốn hơn như huy động vốn thông qua vay nợ, tài trợ vốn cổ phần…
Đơn vị đang hướng tới giải pháp phát triển dài hạn
Tại Việt Nam, hình thức này cũng không còn mấy lạ lẫm khi quý II/2023 tiếp tục chứng kiến loạt thương vụ đình đám trên thị trường chứng khoán Việt như Kế hoạch chuyển nhượng cổ phần tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đầu tháng 4/2023 hay Thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “khủng” giúp kéo lại tăng trưởng lợi nhuận cho Gemadept cuối quý II. Lượng vốn huy động được từ các thương vụ này tạm chưa sử dụng đến được các doanh nghiệp tận dụng để cho vay, mang thêm lãi tiền gửi trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện tại.
(nguồn https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/loat-thuong-vu-ban-con-mang-lai-loi-nhuan-khung-post328338.html)
Logistics Châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển
Theo Savills, các nhà đầu tư vẫn giữ kỳ vọng lạc quan hơn đối với thị trường logistics tại châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể, trong khi tổng vốn đầu tư vào phân khúc logistics quý II/2023 tại toàn thị trường châu Âu giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái, thì tại châu Á – Thái Bình Dương, tổng vốn đầu tư chỉ ghi nhận mức giảm nhẹ khoảng 14%. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn giữ sự quan tâm mạnh mẽ đối với châu Á, do những thị trường ở khu vực này sở hữu yếu tố nền tảng hỗ trợ sự phát triển dài hạn và có nhu cầu ngày cao với bất động sản logistics và bất động sản kho bãi.
Tốc độ này được dự đoán sẽ tăng tốc khi ngày càng nhiều người tiêu dùng tại khu vực này tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử. Điều này nghĩa là các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hay Đông Nam Á… sẽ có mức tăng trưởng vượt bậc trong những năm tới.
Tại Hội nghị Logistics 2023 với chủ đề “Logistics Việt Nam – Con đường phía trước” diễn ra ở TP.HCM ngày 5/10/2023, ông Hamza Harti, Giám đốc điều hành FM logistics Việt Nam nhận định, Việt Nam là ứng viên sáng giá, có thể trở thành trụ sở chính cho các trung tâm phân phối vùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong dài hạn.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, Việt Nam có 3 lợi thế lớn là vị trí địa lý trung tâm, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lượng hàng hóa lưu chuyển lớn, môi trường kinh doanh ổn định, đây là những điều kiện thuận lợi giúp ngành dịch vụ logistics phát triển.
(nguồn https://haiquanonline.com.vn/khac-phuc-4-han-che-tao-co-hoi-phat-trien-dich-vu-logistics-178882.html)
Được thành lập từ năm 2013 và niêm yết tại sàn chứng khoán New York năm 2017, BEST Inc. hiện cung cấp mạng lưới dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng tại 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời cung cấp toàn diện các dịch vụ hậu cần và giá trị gia tăng, gồm giao nhận hàng hóa, quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics toàn cầu. Doanh nghiệp đã phục vụ 600 thương hiệu trong và ngoài nước nhờ hoàn thiện chuỗi cung ứng tập trung vào sự phát triển của logistics, tệp khách hàng chất lượng cao.
Tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2019, BEST Inc. là một trong những doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư tư hạ tầng vận hành lớn nhất trong lĩnh vực logistics. Đơn vị này đã chi hàng chục triệu đô la Mỹ để xây dựng dây chuyền tự động hoá trên cả nước.
Vũ Hạnh