Nhiều bệnh nhân ung thư hiện nay lựa chọn phương pháp thực dưỡng theo chế độ “bỏ đói tế bào ung thư”, tu luyện theo một pháp môn nào đó để điều trị ung thư theo cách truyền miệng hoặc tham khảo thông tin trên mạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm làm lâm sàng của mình, GS, TS Mai Trọng Khoa khẳng định, ông chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng.
Bỏ đói tế bào ung thư là quan niệm sai lầm
“Nhiều người bỏ phác đồ điều trị bác sĩ kê, khi quay trở lại bệnh viện thì đã bị suy kiệt nặng. Nhiều bệnh nhân lúc phát hiện mới ở giai đoạn rất sớm có nhiều cơ hội điều trị thì giờ đã vào giai đoạn 3, giai đoạn 4, thậm chí giai đoạn cuối trên một thân thể suy kiệt”, BS Khoa cho hay.
Có không ít bệnh nhân gặp tình trạng này nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Lúc này, thay vì áp dụng phác đồ điều trị, thì các bác sĩ lại phải chống suy kiệt bằng việc truyền đạm, đường, các chất dinh dưỡng… để nâng cao thể trạng nhưng cũng có nhiều người phải từ bỏ cuộc sống sớm vì bị suy kiệt nặng.
“Bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị….
Vì vậy, người bệnh và gia đình người bệnh không nên cả tin, tốn kém tiền bạc, thời gian để rồi đánh mất cơ hội điều trị chính thống ngay từ giai đoạn vàng”, BS Khoa nhấn mạnh.
Súp lơ xanh (bông cải xanh)
Súp lơ xanh giống như một cường quốc dinh dưỡng có đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Sulforaphane là chất có trong súp lơ có khả năng chống lại rất nhiều bệnh tật. Nhiều nghiên cứu cho thấy sulforaphane làm giảm kích thước và số lượng tế bào ung thư vú tới 75%.
Nghiên cứu cho thấy với những phụ nữ ăn nhiều hơn năm khẩu phần rau thuộc họ rau cải trong một tuần thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi thấp hơn.
Ngoài ra, các nghiên cứu thí nghiệm trên cơ thể chuột bằng sulforaphane giúp tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt và giảm khối lượng khối u hơn 50%. Một phân tích của 35 nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều rau họ cải có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và ruột kết thấp hơn.
Chú ý: Bông cải xanh là một nguồn phong phú vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các phương pháp nấu ăn khác nhau có thể ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của rau, nhưng bông cải xanh là một loại rau xanh bổ sung lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn cho dù nấu chín hay sống
Cà rốt
Cà rốt không chỉ là thực phẩm quen thuộc có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có thể giúp làn da, mái tóc của bạn đẹp hơn và ngăn ngừa một số bệnh thông thường. Đặc biệt cà rốt còn có tác dụng phòng chống một số bệnh ung thư, bạn nên bổ sung thêm trong khẩu phần ăn hàng tuần.
Lý do nên ăn cà rốt là trong cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa như poly-acetylene, falcarinol có khả năng chống ung thư bằng cách phá hủy các tế bào tiền ung thư trong các khối u. Do đó, cà rốt có đặc tính chống ung thư hiệu quả cũng như ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Củ nghệ
Củ nghệ không chỉ là một loại gia vị của thực phẩm mà còn có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Củ nghệ cũng là một loại thực phẩm phòng chống ung thư rất tốt, trong một số nghiên cứu in vitro (trong ống nghiệm), chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ có thể làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư ruột kết bằng cách nhắm mục tiêu một loại enzyme cụ thể liên quan đến sự phát triển ung thư. Curcumin là chất béo hòa tan, vì vậy nó có thể hiệu quả nhất khi chế biến thực phẩm với chất béo lành mạnh.
Các thành phần trong củ nghệ có thể giúp ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau, giảm cholesterol, giúp cải thiện chức năng gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột chống nguy cơ trầm cảm.
Quả óc chó
Quả óc chó là loại hạt duy nhất có hàm lượng ALA Omega-3 cao đáng kể, là những axit béo thiết yếu quan trọng đối với các quá trình cơ thể khác nhau.
Quả óc chó chứa một lượng lớn axit béo Alpha-linolenic, Omega-3 có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của khối u. Khi Omega – 3 xâm nhập vào cơ thể chúng ta, nó sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, với một loại trái cây có lợi như quả óc chó, một người cần 30 gram, khoảng 8 – 10 quả mỗi ngày.
Củ tỏi
Trong tỏi có chứa các hợp chất allyl sulphur ngăn cản sự tạo u, ức chế
trực tiếp sự phát triển tế bào, kháng lại yếu tố gây đột biến, chống lại
quá trình oxy hóa, hủy diệt sự phát triển của các mạch máu mới nuôi
sống khối u.
Trong tỏi có nhiều chất trong đó có Allicin là thành phần chính có tác dụng trong việc ức chế các tế bào gây ung thư vú và ruột kết, nội mạc tử cung. Ăn tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp cơ thể chống được một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.
Cá hồi
Cá hồi là loại thực phẩm vàng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ngoài thành phần chính là Omega-3 trong cá hồi có rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất, có tác dụng tốt cho toàn cơ thể.
Cá hồi rất giàu axit béo Omega -3 không chỉ tốt cho trí nhớ và sức khỏe, mà có tác dụng làm giảm sự phát triển của các khối u và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú lên tới 50%. Cá hồi sẽ là lựa chọn hoàn hảo khi tất cả các tổ chức y tế đều khuyến nghị nên giảm lượng thịt đỏ và thịt hun khói trong khẩu phần ăn nếu muốn phòng chống bệnh ung thư.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link nội dung: https://doanhnghiepcuocsong.vn/bo-doi-te-bao-ung-thu-de-khien-ban-chet-som-vi-kiet-suc-a4160.html