Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(Chinhphu.vn) - Họp phiên toàn thể tại Hội trường sáng 6/5, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo- Ảnh 1.

Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Tờ trình dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Chính phủ cho biết, luật được xây dựng và ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐSMT) đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân... Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính, đột phá quan trọng hàng đầu

 01/04/2025 19:28
Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạoTrình Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạoTạo cơ sở pháp lý để đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạoTạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạoTạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
 02/10/2023 16:51

Hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định, đủ điều kiện trình Quốc hội. Đề nghị rà soát, bảo đảm tính khả thi, nhất là khả năng đáp ứng yêu cầu xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản Luật. Cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh, tên gọi của dự thảo Luật. Đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện kết cấu dự thảo Luật, thể hiện đầy đủ, phản ánh đúng vai trò, thứ tự ưu tiên của các nội dung trọng tâm.

Về một số nội dung cụ thể, Ủy ban KH,CN&MT tán thành với quy định chấp nhận rủi ro trong hoạt động KH,CN&ĐMST (Điều 9); cho rằng cần bổ sung quy định để phân biệt với lỗi chủ quan hoặc vi phạm đạo đức nghiên cứu; bổ sung nguyên tắc nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, tránh lạm dụng.

Nhất trí với sự cần thiết và cơ bản thống nhất với nội dung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (từ Điều 20 đến Điều 23) nhưng Ủy ban KH,CN&MT cần thiết kế mang tính nguyên tắc chung, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tán thành với quy định phân chia lợi nhuận từ thương mại hóa kết quả thực hiện nhiệm vụ KH,CN&ĐMST sử dụng ngân sách nhà nước (Điều 28), Ủy ban KH,CN&MT đề nghị nghiên cứu chỉnh lý theo hướng cần xác định khung tỷ lệ phân chia cụ thể, khuyến khích cơ chế tự thoả thuận quy định trong hợp đồng và có thể dựa trên tỷ lệ vốn góp.

Về thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và nền kinh tế (Chương IV), Ủy ban KH,CN&MT cho rằng doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy ĐMST, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và đưa sản phẩm, công nghệ mới ra thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Do đó, cơ bản tán thành các quy định này và đề nghị rà soát việc gắn kết đồng bộ, thống nhất với các quy định về đầu tư, tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng hệ sinh thái và phát triển thị trường KH,CN&ĐMST để bảo đảm tính khả thi.

Về tổ chức KH,CN&ĐMST (Mục 1 Chương V), một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc không tiếp tục quy định "viện hàn lâm" là một hình thức tổ chức khoa học, công nghệ; nghiên cứu, bổ sung quy định về việc xây dựng và thúc đẩy các trung tâm nghiên cứu liên ngành, tích hợp khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên và kỹ thuật vì hiện nay đã trở thành động lực trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo bền vững. Đề nghị cần làm rõ vị trí pháp lý của cơ sở giáo dục đại học với tư cách tổ chức khoa học, công nghệ, phân biệt rõ với các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc, bảo đảm thống nhất với Luật Giáo dục đại học.

Hải Liên


Link nội dung: https://doanhnghiepcuocsong.vn/quoc-hoi-nghe-bao-cao-ve-du-an-luat-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-a195312.html