Điểm mới trong công chứng giao dịch về bất động sản, ai cũng cần biết

Luật Công chứng 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó có nhiều điểm mới về các đối tượng có thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản.

Đối tượng có thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản

Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2024 thì thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản như sau: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng về bất động sản và công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ các giao dịch này theo quy định của pháp luật.

Còn theo quy định hiện hành thì phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản được quy định cụ thể tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Điểm mới trong công chứng giao dịch về bất động sản, ai cũng cần biết- Ảnh 1.

Nhiều điểm mới trong công chứng giao dịch về bất động sản (ảnh minh họa).

Quy định mới về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản

Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2024.

Theo đó, thẩm quyền công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2024.

Cụ thể, công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng về bất động sản và công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ các giao dịch này theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu.

Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng lần đầu chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng lần đầu tạm ngừng hoạt động thì việc công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật Công chứng 2024, như sau:

+ Văn phòng công chứng tạm ngừng hoạt động trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Công chứng 2024 có trách nhiệm bàn giao hồ sơ công chứng khi có yêu cầu sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch, cấp bản sao văn bản công chứng, công chứng hợp đồng thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng 2024 cho tổ chức hành nghề công chứng được Sở Tư pháp chỉ định tiếp nhận hồ sơ thực hiện.

+ Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Hội công chứng viên và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bàn giao hồ sơ công chứng. Hết thời gian tạm ngừng hoạt động, các hồ sơ công chứng này được bàn giao lại cho Văn phòng công chứng.

Lưu ý, phần nội dung được in nghiêng là phần nội dung được sửa đổi bổ sung so với quy định hiện hành.

Còn theo quy định hiện hành thì việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Công chứng 2014 như sau: Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu.

Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Lái xe máy bằng một tay, có bị xử phạt?Lái xe máy bằng một tay, có bị xử phạt?

Tuệ Minh

Link nội dung: https://doanhnghiepcuocsong.vn/diem-moi-trong-cong-chung-giao-dich-ve-bat-dong-san-ai-cung-can-biet-a179093.html