Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Định: Chuyển đổi số để phục vụ người dân

Nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, ông Trần Kim Kha, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Định đã có cuộc trò chuyện với Người Đưa Tin về quá trình chuyển đổi số ở tỉnh này trong thời gian qua.

Bình Định thực hiện chuyển đổi số đồng bộ

NĐT: Thưa ông, Bình Định làm được rất nhiều thứ để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, để cung cấp một cái nhìn bao quát, ông có thể tóm tắt về tiến trình chuyển đổi số ở tỉnh, thời gian qua?

Ông Trần Kim Kha: Trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu bước đầu trong công cuộc chuyển đổi số. Nhận thức về chuyển đổi số đã được nâng cao đáng kể trong cộng đồng và các cơ quan nhà nước, với 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số để chỉ đạo triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ.

Công nghiệp công nghệ thông tin đã hình thành và phát triển với nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định như FPT Software, TMA Solutions…

Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Định: Chuyển đổi số để phục vụ người dân- Ảnh 1.

Ông Trần Kim Kha-Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Định. Ảnh: Thu Dịu

Hạ tầng số cũng từng bước hoàn thiện, với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp vào hệ thống cáp quang biển cập bờ; hệ thống máy tính, mạng LAN (mạng máy tính nội bộ) và các thiết bị công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị. 159/159 xã, phường, thị trấn của tỉnh đều có Tổ chuyển đổi số cộng đồng...

Nhiều ứng dụng số đã được triển khai hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Dịch vụ công trực tuyến cũng đã được ứng dụng rộng rãi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả công việc.

NĐT: Tôi có đọc một chia sẻ của ông về chuyển đổi số - với đại ý là tất cả những điều mà Bình Định đang làm đều hướng tới cái đích là phục vụ người dân, để người dân hạnh phúc hơn. Có phải vì thế mà chuyển đổi số ở Bình Định đạt được nhiều thành tựu hay không, thưa ông?

Ông Trần Kim Kha: Thực ra, nói "chuyển đổi số ở Bình Định đạt được nhiều thành tựu" thì có lẽ chưa chính xác lắm vì chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2022 của Bình Định chỉ mới đạt ở vị trí 29/63 tỉnh thành. So với năm 2021, kết quả này tăng 5 bậc.

Nói là thành tựu chưa chính xác lắm, tuy nhiên, điểm chính xác là tất cả những nỗ lực của chúng tôi trong quá trình chuyển đổi số đều hướng tới mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân, để mọi người dân cảm thấy hạnh phúc hơn.

Nhiều doanh nghiệp cung dịch vụ du lịch ở Bình Định mạnh dạn ứng công nghệ để tìm kiếm và mở rộng khách hàng. Ảnh: Thu Dịu

Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch ở Bình Định mạnh dạn ứng công nghệ để tìm kiếm và mở rộng khách hàng. Ảnh: Thu Dịu

Có lẽ đây không chỉ là quan điểm riêng của Bình Định mà là tôn chỉ chung của cả nước trong hành trình chuyển đổi số. Trong thời gian quan, chúng tôi đã triển khai các dự án chuyển đổi số rất thận trọng với tinh thần đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, đồng thời tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

Chính nhờ sự tập trung này, chúng tôi đã đạt được những kết quả nhất định trong chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của người dân.

Bình Định trở thành trung tâm AI của khu vực

NĐT: Dự báo của ông về tác động của chuyển đổi số trong tương lai, cụ thể hơn là tỉnh Bình Định, thưa ông?

Ông Trần Kim Kha: Trong tương lai gần, chuyển đổi số dự kiến sẽ có những tác động sâu rộng, làm thay đổi cơ bản cách chúng ta làm việc, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước.

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình, thay đổi phương thức làm việc truyền thống sang một cách làm việc hiệu quả và thông minh hơn.

Dữ liệu số sẽ được tận dụng tối đa, trở thành công cụ hữu hiệu trong việc ra quyết định, giúp các cơ quan nhà nước điều hành dựa trên thông tin thực tế, chính xác. Việc họp hành cũng sẽ trở nên ít hơn, khi các quyết định có thể được đưa ra nhanh chóng dựa trên dữ liệu đã được cập nhật liên tục.

Thay vì phải thao tác báo cáo thủ công, chúng ta sẽ chuyển sang việc cập nhật dữ liệu trong thời gian thực, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc. Điều này không chỉ mang lại lợi ích lớn về mặt quản lý mà còn tạo ra một môi trường làm việc hiện đại, minh bạch và hiệu quả hơn.

NĐT: Bình Định vừa tổ chức một hội nghị liên quan tới chiến lược phát triển ngành trí tuệ nhân tạo, đưa tỉnh thành một trung tâm trí tuệ nhân tạo của khu vực, ông có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này, thưa ông?

Ông Trần Kim Kha: Bộ TT&TT khẳng định rằng "Nếu chúng ta cứ đi sau về cái mới thì sẽ mãi mãi là người đi sau trong chuyển đổi số. Chỉ có đi đầu về cái mới thì mới có cơ hội bứt phá vươn lên thành nước phát triển". Đây chính là một trong những lý do quan trọng mà Bình Định chọn AI làm hướng đi chiến lược.

Dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Bình Định chính thức khởi công. Ảnh: Thu Dịu

Dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Bình Định chính thức khởi công. Ảnh: Thu Dịu

Trí tuệ nhân tạo không chỉ là công nghệ tiên phong mà còn mở ra những cơ hội to lớn để Bình Định bứt phá, vươn lên mạnh mẽ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Bình Định cùng với sự hỗ trợ và hợp tác từ Tập đoàn FPT sẽ là những tiền đề vững chắc, tạo động lực mạnh mẽ để Bình Định thành công trong việc phát triển ngành trí tuệ nhân tạo, đưa tỉnh trở thành trung tâm AI của khu vực, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

NĐT: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trò chuyện. Chúc ông sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong công việc và cuộc sống!.

Theo kết quả triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh Bình Định, hiện 100% các sở, ban, ngành, UBND các cấp trong tỉnh sử dụng Hệ thống phần mềm văn phòng điện tử; thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong và ngoài tỉnh; ứng dụng chứng thư số, chữ ký số được triển khai đến 100 các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Kết quả triển khai thực hiện công tác số hóa thủ tục hành chính tại các sở, ngành, địa phương trong tỉnh chuyển biến tích cực. Trong đó, tỉ lệ số hóa thành phần hồ sơ bình quân của cả tỉnh đạt 98,03%; tỉ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử bình quân cả tỉnh đạt gần 92%.

Bình Định đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ cao khu vực miền TrungBình Định đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ cao khu vực miền Trung

Tỉnh Bình Định bắt đầu nghiên cứu, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các lĩnh vực để tạo đột phá phát triển. Mục tiêu của tỉnh là trở thành trung tâm công nghệ cao khu vực miền Trung.

Link nội dung: https://doanhnghiepcuocsong.vn/giam-doc-so-tttt-tinh-binh-dinh-chuyen-doi-so-de-phuc-vu-nguoi-dan-a170111.html