Kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp nợ thuế hàng tỷ đồng
Ngày 9/8, Chi cục Thuế khu vực Sông Lam 1 (Cục Thuế tỉnh
Công ty TNHH may Mạnh Thành đang nợ thuế với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Ảnh Tường Vy.
Đứng đầu là Công ty TNHH may Mạnh Thành (đóng tại xóm 6, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ) do bà Hà Thị Thành làm đại diện pháp luật.
Công ty TNHH may Mạnh Thành đi vào hoạt động từ ngày 2/1/2018, vốn là điểm sáng về tạo việc làm cho lao động ở huyện Tân Kỳ. Mỗi tháng cung cấp ra thị trường gần 500.000 sản phẩm, mỗi năm gần 6 triệu sản phẩm.
Từ một công ty nhỏ, có thời điểm, doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho hơn 300 lao động ở khu vực miền núi, với mức lương từ 4-10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hiện nay công ty này đang gặp nhiều khó khăn và đang nợ thuế với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng.
Liên quan đến Chi cục Thuế Sông Lam 1, trước đó, đơn vị này cũng đã có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an đối ông Nguyễn Thế Hùng.
Ông Nguyễn Thế Hùng là người đại diện pháp luật, Giám đốc Công ty TNHH XNK Việt Hùng, có địa chỉ tại thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương. Tính đến thời điểm ngày 30/6, Công ty TNHH XNK Việt Hùng đang nợ ngân sách nhà nước số tiền 749 triệu đồng.
Quyết liệt xử lý tình trạng nợ thuế
Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII vào đầu tháng 7/2024 vừa qua, Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Thanh Hải cho biết, tổng nợ thuế trên địa bàn tỉnh vẫn còn cao với gần 3.300 tỷ đồng.
Nguyên nhân nợ đọng thuế tăng cao trong 2 năm gần đây là do cách hạch toán, tổng hợp nợ đọng thuế được cộng thêm nợ từ bất động sản mà thời gian trước được tổng hợp riêng.
Trong gần 3.300 tỷ đồng nợ thuế có hơn 1.000 tỷ đồng nợ tiền sử dụng đất; hơn 1.100 tỷ đồng là tiền chậm nộp và hơn 650 tỷ đồng nợ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Đặc biệt, nợ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (chuyên kinh doanh xăng dầu) hơn 1.100 tỷ đồng.
Ngoài các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, còn một số doanh nghiệp không quá khó khăn, số tiền nợ thuế cũng không phải quá lớn nhưng vẫn có tâm lý chây ỳ, có nhiều "chiêu bài" để kéo dài thời gian nộp thuế.
Có đơn vị lại tìm các lý do như đang chờ xem xét miễn giảm thuế; thay đổi địa chỉ, chưa cập nhật cho cơ quan thuế nên không nhận được thông báo nợ thuế... Chỉ khi số tiền nợ thuế lớn, quá thời hạn cho phép, cơ quan thuế phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì doanh nghiệp mới chịu hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Giám đốc Sở Tài chính Nghệ An Trịnh Thanh Hải khẳng định, công tác thu thuế và thu hồi nợ đọng thuế tiếp tục được ngành triển khai nhiều giải pháp quyết liệt.
Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm nợ đọng thuế 2.000 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023.
Ngoài ra, để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2024 và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại trong công tác thu hồi nợ thuế, Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã có công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tăng cường thu hồi nợ đọng thuế.
Theo đó, đơn vị thực hiện rà soát, phân loại nợ thuế, tăng cường các biện pháp đôn đốc thu nợ, nhất là các đơn vị nợ mới phát sinh, đồng thời áp dụng nghiêm các biện pháp cưỡng chế đối với các đơn vị chây ỳ nợ thuế;
Đăng tải kịp thời, đầy đủ danh sách công khai nợ thuế, các thông báo tạm hoãn, gia hạn tạm hoãn, hủy tạm hoãn xuất cảnh trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế tỉnh Nghệ An.
Link nội dung: https://doanhnghiepcuocsong.vn/nhieu-doanh-nghiep-tai-nghe-an-no-thue-a162784.html