Theo đó, từ ngày 1/7/2024, Moca sẽ ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng Moca và trên ứng dụng Grab. Sau ngày này, Moca vẫn tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab cho các hoạt động thanh toán trực tuyến, cung cấp một số dịch vụ trung gian thanh toán cho toàn bộ hệ sinh thái Grab tại Việt Nam.
Đây là một phần của chiến lược tái cấu trúc danh mục dịch vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm hướng đến thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững.
Người dùng Grab vẫn có thể tiếp tục thanh toán không tiền mặt với các phương thức như thẻ ngân hàng, tài khoản ZaloPay, tài khoản MoMo.
Về tình hình kinh doanh, kể từ năm 2017 tới năm 2022, doanh thu của Moca nằm trong xu hướng tăng, đặc biệt doanh thu năm 2022 đạt tăng trưởng đột biến lên tới 500 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2021 và gấp 62,5 lần sau 5 năm.
Mặc dù vậy, Moca vẫn liên tục chìm trong thua lỗ. Năm lỗ lớn nhất của Moca là năm 2021 với số lỗ lên đến 165 tỷ đồng. Năm 2022, Moca lỗ ít hơn với việc lỗ 40 tỷ đồng.
Được biết, Moca được thành lập từ năm 2013, nếu như Momo và ZaloPay được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn định kỳ thì Moca được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ và giao đồ ăn.
Moca chọn hợp tác với Grab là để xây dựng hệ sinh thái thanh toán di động cho toàn bộ hệ sinh thái của siêu ứng dụng này. Ngoài ra, Moca còn hợp tác với Tiki nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, thanh toán điện tử ngày càng tăng trong bối cảnh hiện nay.
Link nội dung: https://doanhnghiepcuocsong.vn/truoc-khi-dung-hoat-dong-tai-viet-nam-tinh-hinh-kinh-doanh-cua-vi-dien-tu-moca-nhu-the-nao-a155847.html