Thị trường vàng: Sự gia nhập cuộc chơi của "tay mới"

Thị trường vàng Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của doanh nghiệp mới mà tiềm lực không chút tầm thường.

 

Tiềm năng thị trường vàng Việt Nam 2023

Vàng vẫn luôn là kênh đầu tư an toàn, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt, thị trường vàng Việt Nam đang được đánh giá là đầy tiềm năng trong những năm tới.

Theo Báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu tiêu thụ vàng của thị trường Việt Nam đạt 12 tấn trong quý 3/2022, tăng 264% so với cùng kỳ năm 2021.

Mặt khác, theo báo cáo điều tra về đầu tư vàng cá nhân tại Việt Nam cũng của WGC công bố vào giữa năm 2021, Việt Nam là thị trường tiêu dùng vàng lớn nhất Đông Nam Á. Vàng cũng là sản phẩm đầu tư hàng đầu của người Việt Nam, chiếm 68% nhà đầu tư, nhiều hơn bất kỳ sản phẩm đầu tư nào khác.

456-1674483093.jpg

Thị trường vàng Việt Nam là một trong những thị trường vàng tiềm năng, sôi động.

Nhu cầu mua vàng ở Việt Nam vẫn còn rất mạnh với 72% các nhà đầu tư đã đầu tư vào vàng trong 12 tháng gần đây. Có 81% những người đã mua vàng trong quá khứ đang cân nhắc mua thêm vàng khi cho rằng đây là sản phẩm đầu tư an toàn, phòng ngừa các rủi ro về kinh tế và chính trị. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45%. Điều đó cho thấy, thị trường vàng tại Việt Nam có triển vọng tích cực trong những năm tới.

Một điều thú vị khác trong báo cáo của WGC là có đến 76% nhà đầu tư ủng hộ việc có thể mở tài khoản đầu tư vàng tại ngân hàng, phát triển và chính thức hoá thị trường. Trong khi đó, cũng có đến 48% nhà đầu tư ủng hộ việc mua vàng trên nền tảng kỹ thuật số.

Có thể thấy, các nhà đầu tư vàng tại Việt Nam đang yêu cầu ngày càng cao về dịch vụ và trải nghiệm đối với thị trường này. Xu hướng công nghệ hóa ngành vàng cùng những tiện ích, những mong muốn đa dạng thêm cơ hội, hình thức đầu tư sinh lời cho khách hàng đang ngày càng cấp thiết.

Để thỏa mãn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh vàng phải nỗ lực đổi mới, không ngừng cho ra mắt hình thức mới trong giao dịch vàng trên nền tảng số như áp dụng công nghệ kinh doanh và giữ vàng online, giúp người dân có thể dễ dàng mua bán mà không cần đến cửa hàng. Những dịch vụ này đang được đánh giá là tích cực, mang lại nhiều trải nghiệm thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề chênh lệch giá mua vào – bán ra, hay các hình thức đầu tư sản phẩm mới liên quan đến vàng để tạo dựng một thị trường vàng hiện đại, tiếp cận với thế giới vẫn đang là vấn đề cần giải quyết.

Thêm sự gia nhập của doanh nghiệp mới “tay to”

Thị trường vàng Việt Nam là một trong những thị trường vàng phát triển sôi động, với số lượng doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này là khá lớn. Thị phần thị trường vàng truyền thống hiện tại đang chia thành hai nhóm chính, với 20% thuộc về các doanh nghiệp lớn như SJC, DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu…, đem lại 80% doanh thu và 80% thị phần thuộc về các cửa hàng vàng truyền thống, đem lại 20% doanh thu cho toàn thị trường.

Xu hướng kinh doanh của hai nhóm này cũng vô cùng khác biệt, khi các doanh nghiệp lớn như DOJI, PNJ… không ngừng theo đuổi chiến lược kinh doanh tập trung phát triển thương hiệu, quy mô và dịch vụ với hàng loạt động thái mở rộng hệ thống điểm bán để gia tăng thị phần. Trong khi đó, các cửa hàng vàng truyền thống chiếm đến 80% thị phần lại chủ yếu bán cho khách hàng địa phương nên doanh thu đóng góp cho thị trường cũng chỉ chiếm con số khá khiêm tốn 20%.

Đáng nói, thị phần các doanh nghiệp lớn đang có xu hướng gia tăng không chỉ bởi nỗ lực mở rộng hệ thống điểm bán mà còn có sự gia nhập của các doanh nghiệp mới. Theo đó, năm 2022 đã có thêm một thương hiệu kinh doanh vàng 24K “âm thầm”, “lặng lẽ” gia nhập thị trường, và chỉ trong vòng hơn 3 tháng đã liên tiếp mở 11 Điểm giao dịch Vàng tại các tỉnh, thành phố lớn.

 

567-1674483119.jpg

Chỉ trong vòng hơn 3 tháng, VIETAGOLD đã khai trương liên tiếp 11 Điểm Giao dịch Vàng tại 7 tỉnh, thành phố lớn.

Chỉ trong vòng hơn 3 tháng, VIETAGOLD đã khai trương liên tiếp 11 Điểm Giao dịch Vàng tại 7 tỉnh, thành phố lớn.

Được biết, thương hiệu này là VIETAGOLD của Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Việt Á, một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động năm 2021. Dù là doanh nghiệp non trẻ song tiềm lực của VIETAGOLD lại không chút tầm thường khi nhanh chóng đạt được thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Việt Á.

Theo đó, VIETAGOLD được sử dụng toàn bộ hệ sinh thái của VietABank, bao gồm cả hệ thống bán hàng gần 100 Chi nhánh/Phòng giao dịch của ngân hàng này tại 16 tỉnh,thành phố trên cả nước. Điều này cũng đồng nghĩa, các sản phẩm của VIETAGOLD sẽ được bán rộng rãi tại tất cả các điểm giao dịch của Ngân hàng Việt Á.

Với bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào, xây dựng hệ thống điểm bán để tiếp cận khách hàng là vô cùng quan trọng. Rất nhiều doanh nghiệp lớn phải mất cả chục năm mới xây dựng được hàng trăm điểm bán, tuy nhiên với hình thức hợp tác chiến lược toàn diện đầy thông minh, dù mới triển khai 11 điểm trong năm 2022 nhưng VIETAGOLD đã cho thấy tiềm lực và được đánh giá cao nhờ đạt được thỏa thuận hợp tác với VietABank.

Khi sản phẩm của VIETAGOLD được bán rộng rãi tại VietABank, doanh nghiệp này sẽ thuận lợi tiếp cận được các khách hàng tiềm năng từ ngân hàng, thuận lợi gây dựng uy tín và sự tin tưởng từ khách hàng.

Dù là công ty mới nhưng VIETAGOLD đã cho thấy quá trình chuẩn bị chu đáo từ trước đó khi tự chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng cao, xây dựng được xưởng chế tác vàng 24K riêng và đã cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm độc đáo như Bộ sưu tập Tân Niên Phú Quý, hứa hẹn thổi luồng gió mới vào thị trường vàng truyền thống.

Sự gia nhập của một thương hiệu mới tiềm năng như VIETAGOLD cũng là tín hiệu tích cực đối với thị trường vàng năm 2023 nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Vũ Hạnh

Link nội dung: https://doanhnghiepcuocsong.vn/thi-truong-vang-su-gia-nhap-cuoc-choi-cua-tay-moi-a104491.html