Người dân mòn mỏi chờ bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ thủy điện Bản Vẽ

12/12/2024 00:17

Những vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Bản Vẽ kéo dài trong nhiều năm khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng.

Bất cập trong đền bù di dân tái định cư thủy điện Bản Vẽ

Chiều 11/12, Ban Thường vụ Huyện ủy Tương Dương, tỉnh

Ban Thường vụ Huyện ủy Tương Dương đã có cuộc làm việc với chủ đầu tư thủy điện Bản Vẽ.

Nhà máy thủy điện Bản Vẽ là công trình trọng điểm do EVN làm chủ đầu tư, khởi công năm 2004 và vận hành từ năm 2010. Để phục vụ việc xây dựng Thủy điện Bản Vẽ, hơn 3.000/14.324 hộ dân/khẩu thuộc 34 bản làng ở huyện Tương Dương đã phải di dời khỏi vùng lòng hồ.

Bất cập khu tái định cư tại Nghệ An – Bài 1: Dự án “khẩn cấp”… hơn 10 năm vẫn chưa thể sử dụngBất cập khu tái định cư tại Nghệ An – Bài 2: Chỗ có không cần, nơi cần không cóBất cập khu tái định cư tại Nghệ An – Bài 3: Quyết liệt gỡ nút thắt để dân “an cư lạc nghiệp”

Trong đó, nhiều hộ dân không thể sản xuất, canh tác trên diện tích đất của mình dù đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, các hộ chỉ được đền bù phần đất đai, tài sản dưới mức cốt ngập (dưới cao trình 200m), còn phần diện tích trên cốt ngập không được đền bù.

Theo báo cáo của UBND huyện Tương Dương, trên thực tế nhân dân trong khu vực lòng hồ đều phải di dời về các khu tái định cư tại huyện Thanh Chương và Tương Dương, không thể sản xuất trên phần diện tích này mà phải trả lại cho Nhà nước quản lý và sử dụng vào mục đích khác. Diện tích này lên đến 4.298,11 ha.

Bên cạnh đó, hiện nay, việc lập hồ sơ bồi thường chênh lệch về đất giữa nơi đi, nơi đến vẫn còn gặp nhiều khó khăn; việc lập hồ sơ bồi thường đối với diện tích phát sinh ngập ngoài phạm vi quy hoạch đường viền lòng hồ được phê duyệt (bản Con Phen, xã Hữu Khuông), cũng chưa thực hiện được.

Việc cấp Giấy CNQSD đất tại điểm tái định cư bản Cà Moong (xã Lượng Minh) còn có nhiều hộ dân chưa được thực hiện. Ngoài ra, còn có một số hộ dân thuộc diện di dân tự do theo nguyện vọng còn khiếu kiện lên TAND về việc một số chế độ, chính sách chưa thực hiện.

Người dân mòn mỏi chờ bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ thủy điện Bản Vẽ- Ảnh 2.

Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Tại cuộc làm việc, đại diện chính quyền địa phương, nhất là các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án cho rằng chủ đầu tư cần giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến kiến nghị của người dân.

Ông Vi Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh cho biết: "Chúng tôi đề nghị chủ đầu tư sớm có câu trả lời dứt điểm cho những kiến nghị của người dân, bởi sau nhiều lần hứa nhưng mọi việc vẫn không giải quyết, làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với chính quyền địa phương".

Đề nghị chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết, có trách nhiệm với người dân

Ngoài ra, ảnh hưởng của cơn bão số 4, trận lũ lịch sử ngày 30 - 31/8/2018, thủy điện Bản Vẽ đã xả lũ khiến nhiều hộ dân tại bản Vẽ, xã Yên Na, và các khu vực lân cận bị sạt lở nhà cửa, mất đất sản xuất, công trình công cộng hư hỏng nghiêm trọng.

Người dân mòn mỏi chờ bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ thủy điện Bản Vẽ- Ảnh 3.

Nhiều hộ dân chịu ảnh hưởng vẫn đang phải sống tạm bợ chờ chủ đầu tư tái định cư.

Ông Nguyễn Hữu Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết thêm, đối với các nội dung phát sinh ngoài quy định của dự án và hỗ trợ khắc phục lũ lụt năm 2018, hiện nay, địa phương đã thống nhất trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương giải quyết các vướng mắc của dự án thủy điện Bản Vẽ.

Qua thống kê, những vướng mắc đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thủy điện Bản Vẽ có tổng kinh phí hơn 30,6 tỷ đồng để thực hiện các hạng mục như: Khu tái định cư tại cụm Xốp Vi, bản Xốp Cháo (Lượng Minh); xây dựng Khu tái định cư Khe Chóng để di dời khẩn cấp 19 hộ dân bản Vẽ ra khỏi vùng sạt lở đất tại xã Yên Na.

Người dân mòn mỏi chờ bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ thủy điện Bản Vẽ- Ảnh 4.

Huyện Tương Dương đề nghị chủ đầu tư phải thực hiện đúng cam kết.

Trao đổi về những vấn đề trên, ông Nguyễn Nam Thắng, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Phát điện 1 cho rằng, hiện nay, do đang vướng về thẩm quyền cho phép hỗ trợ tái định cư bổ sung đối với dự án thủy điện Bản Vẽ. Vì vậy, phía công ty đang chờ văn bản hướng dẫn từ Bộ Công Thương. Sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương thì đơn vị sẽ tiến hành triển khai ngay.

Tổng Công ty Phát điện 1 cam kết trong vòng 1 tháng sẽ có văn bản trả lời, làm hay không làm đối với việc xây dựng 2 điểm tái định cư tại cụm Xốp Vi, bản Xốp Cháo (xã Lượng Minh) và Khe Chóng (xã Yên Na).

Kết luận tại cuộc làm việc, Bí thư Huyện ủy Tương Dương Lê Văn Lương nhấn mạnh, sau cuộc làm việc này, đề nghị phía Tổng Công ty Phát điện 1 cùng các địa phương liên quan cần phải thực hiện đúng cam kết, có trách nhiệm với người dân, tránh để việc kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân dân.

Văn phòng Chính phủ cũng đã có Thông báo số 7505/VPCP ngày 14/10/2024 về việc hỗ trợ tái định cư bổ sung đối với dự án thủy điện Bản Vẽ. Cụ thể, yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng công ty phát điện 1 (EVNGENCO1) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An rà soát các tồn tại vướng mắc liên quan công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bạn đang đọc bài viết "Người dân mòn mỏi chờ bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ thủy điện Bản Vẽ" tại chuyên mục Văn hóa - Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline ( 0902 569 321) hoặc gửi về địa chỉ email (doanhnghiepvacuocsong@gmail.com).